Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 13:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý

Thứ ba, 12/04/2022 19:04

TMO - Phát huy tiềm năng, lợi thế và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thời gian qua nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các dự án, giải pháp để bảo tồn, phát triển bền vững các loài cây dược liệu, từng bước hình thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Thanh Hóa có gần 1.000 loài cây dược liệu, như: ba kích, đinh lăng, củ mài, hòe, hương nhu trắng, quế, hy thiêm, nghệ vàng, cà gai leo, hà thủ ô, sa nhân, giảo cổ lam, ích mẫu, mã tiền, bạc hà... Trong đó, có khoảng 20 loài dược liệu quý và chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi.

Việc bảo tồn cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gắn liền với công tác bảo tồn thực vật tại các khu bảo tồn

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có hơn 94.000 ha dược liệu dưới tán rừng hầu hết những loại dược liệu quý đều tập trung tại những khu bảo tồn thiên nhiên. Do đó, tỉnh Thanh Hóa tập trung bảo tồn các loài nguồn gien dược liệu quý thông qua các dự án được triển khai tại các Khu bảo tồn thiên nhiên.

Trong đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước) đã triển khai một số dự án, đề tài khoa học, như: Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa”; Dự án khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật xây dựng mô hình trồng, chế biến và tiêu thụ các loài dược liệu giảo cổ lam, hà thủ ô đỏ, đẳng sâm Việt Nam tại hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Ngoài ra, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Mường Lát) đã và đang triển khai Dự án khoa học “Điều tra, bảo tồn và phát triển hai loài cây ba kích và sa nhân tím tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu”. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân) đã xây dựng thành công Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây quế ngọc theo chuỗi giá trị tại huyện Thường Xuân”; mô hình “Trồng cây chè vằng” thuộc chương trình hỗ trợ phát triển mô hình du lịch cộng đồng vùng đệm Khu bảo tồn.

Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển cây dược liệu tại các địa phương trên địa bàn tình vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa tập trung, chưa có cơ sở hoặc nhà máy chế biến, chiết xuất dược liệu bảo đảm các tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu.

Diện tích trồng cây dược liệu mật gấu đang được mở rộng tại xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy 

Trước thực trạng trên, tỉnh Thanh Hóa đã đề ra giải pháp tổng thể về đất đai, cơ chế, chính sách, giống, vốn, nguồn lực, khoa học - công nghệ, thị trường. Khuyến khích thành lập một số hội ngành nghề khai thác, chế biến, bảo quản, chiết xuất dược liệu. Đồng thời, thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất cây dược liệu theo hướng bền vững, giá trị kinh tế cao.

Thời gian qua, huyện Quan Sơn đã quy hoạch vùng trồng cây dược liệu tập trung có chất lượng cao tại Vũng Cộp, thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy, với quy mô 250 ha. Sau hơn 2 năm xây dựng, người dân xã Sơn Thủy đã phát triển được hàng trăm ha cây dược liệu. Hàng năm, cung cấp khoảng 160 tấn quả sa nhân, 60 tấn mã tiền, 75 tấn hà thủ ô tươi, 60 tấn thổ phục linh... tạo nguồn dược liệu tươi có chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế biến.

Cây dược liệu ngải cứu được bà con trên địa bàn tỉnh mở rộng diện tích 

Tận dụng lợi thế về địa hình, khí hậu, huyện Cẩm Thủy tập trung mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu. Tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn huyện đã triển khai được một số mô hình trồng cây dược liệu đạt hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng cây gấc thương phẩm, diện tích 5,5 ha tại các xã Cẩm Vân, Cẩm Phú, Cẩm Châu, Cẩm Lương, doanh thu khoảng 180 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng cây nghệ vàng ở  xã Cẩm Ngọc và Cẩm Quý, doanh thu hơn 220 triệu đồng/ha/năm...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bên cạnh việc bảo tồn những nguồn gen quý hiếm, cần duy trì, thực hiện những chính sách phát triển cây dược liệu phù hợp. Trong đó, cần tăng cường mối liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông). Xây dựng một số mô hình nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong từng vùng sản xuất dược liệu theo hướng tập trung, sản lượng, chất lượng cao.

 

Lê Hòa

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline