Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 02:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Thứ hai, 03/10/2022 08:10

TMO - Với những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản tại Vườn quốc gia này.

Ngày 12/12/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng thành Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng nhằm bảo vệ toàn vẹn nguồn tài nguyên thiên nhiên với các hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; khai thác thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch, sinh kế cho cư dân trong vùng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng rộng hơn 123.000ha, nằm tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa (Quảng Bình). Với đặc trưng các kiến tạo đá vôi dày đặc, khu vực này được ví là “vương quốc hang động” với hơn 400 hang động lớn nhỏ, trong đó hang Sơn Đoòng được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động lớn nhất thế giới.

VQG Phong Nha-Kẻ Bàng sở hữu giá trị di sản nổi bật toàn cầu. Ảnh: BH 

Nơi đây còn sở hữu hệ thống sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm, nhiều loài trong số đó nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Với những giá trị quý giá, mang tính toàn cầu về địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Kết quả điều tra cho thấy, khu vực VQG có 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng. Rừng kín thường xanh che phủ 93,57 % diện tích, trong đó 83,74 % diện tích VQG là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình hiếm có còn sót lại, hầu hết chưa bị tác động. Đây là một trong những VQG có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các rừng đặc dụng ở Việt Nam.

Ngoài ra, còn ghi nhận sự có mặt của 1.394 loài động vật, trong đó có 116 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN; 82 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam; 66 loài trong các phụ lục Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Sự đa dạng về sinh cảnh núi đá vôi, hang động, núi đất… là điều kiện lý tưởng về sinh cảnh của 10 loài linh trưởng, chiếm 42% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, trong đó có một số loài quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, voọc chà vá chân nâu, vượn đen má trắng, sao la, mang…

Về hệ thực vật, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng ghi nhận sự có mặt của 2.953 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 111 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam; 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN; 3 loài có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP.  

Trong khoảng 20 năm qua tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đã có 43 loài mới cho khoa học đã lần lượt được ghi nhận và công bố trên toàn thế giới, trong đó có 38 loài động vật (2 loài chim, 3 loài ếch nhái, 18 loài bò sát, 6 loài nhện, 9 loài cá) và 5 loài thực vật. Bên cạnh đó, việc phát hiện quần thể Bách xanh đá  500 tuổi, diện tích khoảng 4.000 ha, mọc ưu thế trên núi đá vôi ở độ cao trên 600 m được xem là sinh cảnh rừng độc đáo nhất bởi tầm quan trọng toàn cầu và giá trị bảo tồn, đây là một loài thực vật cổ và đặc hữu của Việt Nam, hiện chỉ còn sót lại chủ yếu ở VQG này. 

Công tác bảo vệ rừng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ cảnh quan, hệ sinh thái tại VQG 

Xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ rừng giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học, trong những năm qua Ban Quản lý VQG Phong Nha-Kẻ Bàng luôn xem công tác quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Tổng diện tích rừng được giao quản lý là 123.326ha rừng đặc dụng và hơn 3.000ha rừng phòng hộ thuộc địa bàn các huyện: Minh Hóa, Bố Trạch và Quảng Ninh. Từ 4 trạm kiểm lâm với 15 người, đến nay, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đã có 11 trạm, 2 tổ kiểm lâm cơ động với 132 người.

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ có sự hỗ trợ đắc lực từ thiết bị GPS, phần mềm SMART trong tuần tra quản lý bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học; áp dụng công nghệ viễn thám và các phần mềm giải đoán biến động, phần mềm GIS để tiến hành theo dõi biến động rừng và đất lâm nghiệp. Ban Quản lý Vườn tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, quản lý, bảo vệ rừng tại gốc; thay đổi cách thức, phương pháp tuần tra, kiểm tra linh hoạt, bí mật, bất ngờ, cương quyết bắt, giữ, xử lý các đối tượng vi phạm.

Tỉnh Quảng Bình hiện đang tiếp tục triển khai dự án  “Hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, bảo tồn và tái thả động vật tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng” với nguồn viện trợ hơn 1,7 tỉ đồng từ Tổ chức Động vật châu Á (AAF), nhằm hướng đến mục tiêu trở thành cơ sở bảo tồn đa loài tại miền Trung, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn phúc lợi, chăm sóc, nuôi dưỡng tái thả động vật hoang dã.

Dự án sẽ kéo dài trong 3 năm (2021-2023) với các hoạt động chính như tập huấn về quy trình tái thả, xây dựng kế hoạch bảo tồn và thiết kế chuồng nuôi; tập huấn nâng cao năng lực về chăm sóc, điều trị, quản lý động vật; xây dựng khu vực chăm sóc và quản lý động vật, xây dựng cơ sở dữ liệu về động vật cứu hộ; tái thiết khu chuồng bán hoang dã; xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm. 

Để bảo đảm vừa phát huy giá trị tài nguyên phát triển du lịch, vừa bảo vệ, bảo tồn di sản bền vững, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng chú trọng việc theo dõi, đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các hoạt động du lịch lên các hang động để có hướng bảo tồn phù hợp; tích cực hợp tác với các đơn vị nghiên cứu về địa chất, yếu tố môi trường hang động nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch.

Nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các Sở, ban, ngành địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, giá trị di sản, bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch và quy định khác của pháp luật.

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành, chức năng phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị tài nguyên tại VQG 

Chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phù hợp với định hướng, phương án phát triển tại Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, quy hoạch cấp quốc gia theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có trách nhiệm tiếp tục chủ động, tích cực tham mưu nội dung liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn di sản; chủ động và phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, quân sự, bộ đội biên phòng phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, không để xảy ra hoạt động khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, săn bắt, bẫy bắt động vật rừng trái phép; thực hiện nghiêm túc yêu cầu, khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong việc bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị cao; hạn chế sự xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai nhằm bảo tồn bền vững hệ sinh thái đa dạng của Vườn quốc gia; đa phương và đa dạng hóa trong hợp tác nghiên cứu bảo tồn, nhất là các khu vực thiếu dữ liệu về tài nguyên di sản để phục vụ công tác quản lý bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên biệt, có tính cạnh tranh cao trong nước, có tầm quốc tế cao trong khu vực; đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn với sản xuất hàng hóa, sản phẩm OCOP đặc trưng của khu vực các xã vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm phục vụ du lịch.

Riêng các huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh, UBND địa phương tiếp tục phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Phối hợp rà soát, xử lý dứt điểm các diện tích đất, rừng bị chồng lấn; lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình đầu tư; tiếp tục triển khai các kế hoạch, giải pháp đột phá phát triển kinh tế, xã hội; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia.

 

 

Hoàng Tùng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline