Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Bảo tồn và phát huy giá trị của công viên địa chất

Thứ năm, 13/01/2022 11:01

TMO - Nằm ở miền địa đầu đất nước, cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) chứa đựng những giá trị to lớn về diện mạo, địa chất, đa dạng sinh học và văn hóa, đã được tổ chức UNESCO công nhận là những công viên địa chất toàn cầu.

Trong những năm qua tỉnh Hà Giang đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản, từ đó thúc đẩy các hoạt động kinh tế-xã hội, phát triển du lịch bền vững.

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy nhiều giá trị tại cao nguyên đá Đồng Văn, thời gian qua tỉnh Hà Giang đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ba quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Ðồng Văn (giai đoạn 2012 đến 2020, tầm nhìn đến 2030); quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Ðồng Văn và quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia cao nguyên đá Ðồng Văn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.

Tỉnh Hà Giang chú trọng nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy những giá trị tại cao nguyên đá Đồng Văn

Ông Trần Ðức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Ðể bảo vệ di sản trước những tác động của con người và thiên nhiên, Hà Giang đã tiến hành khoanh vùng các cụm, điểm di sản, bàn giao cho cộng đồng địa phương quản lý và bảo vệ, được 30 cụm với hơn 150 điểm di sản. Trong đó có một số cụm, điểm di sản được công nhận là di sản cấp quốc gia như: Danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng; núi đôi Quản Bạ; di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh khu vực hóa thạch Huệ biển tại Lũng Pù, huyện Mèo Vạc...

Để phát huy các giá trị di sản trên vùng công viên địa chất tỉnh Hà Giang đầu tư xây dựng hàng trăm hồ chứa nước sinh hoạt cho người dân, khắc phục cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên cao nguyên đá Ðồng Văn. Đồng thời, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các tổ chức, cá nhân lên phát triển hạ tầng du lịch. Hàng trăm dự án nhà hàng, khách sạn, khu du lịch được đầu tư trên bốn huyện vùng công viên địa chất, đáp ứng được nhu cầu phát triển và làm đổi thay cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên vùng Công viên địa chất toàn cầu được các địa phương quan tâm gìn giữ và phát huy. Lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết: Ðến nay, Hà Giang đã xây dựng 35 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Ðăn, xã Quản Bạ (huyện Quản Bạ) xây dựng theo tiêu chuẩn ASEAN; Làng văn hóa du lịch thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc) xây dựng theo mô hình kiểu mẫu.

Dù đã có nhiều cố gắng, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản các công viên địa chất toàn cầu Hà Giang vẫn còn không ít khó khăn, bất cập, đặt ra nhiều vấn đề mà các cấp chính quyền, nhân dân cần khắc phục. Do thiếu đất canh tác, thiếu nước, tập quán canh tác còn lạc hậu, cho nên sản xuất nông nghiệp ở vùng công viên địa chất còn khó khăn. Ðời sống của người dân dù đã được cải thiện so với trước, nhưng vẫn còn thiếu thốn. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Ðể làm tốt hơn việc bảo tồn và phát huy giá trị các công viên địa chất toàn cầu, từ đó phát triển du lịch, UBND tỉnh Hà Giang xác định một trong những nhiệm vụ trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cao nguyên đá Ðồng Văn thành khu du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, để nâng cao đời sống của nhân dân, tỉnh sẽ cơ cấu lại các ngành kinh tế trong vùng công viên địa chất, chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch. Tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị.

Đồng thời, tỉnh Hà Giang sẽ tập trung huy động các nguồn lực lập quy hoạch chi tiết các danh lam, thắng cảnh, các điểm di sản, làm cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, địa chất gắn với phát triển du lịch bền vững.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline