Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Bảo tồn, phát huy làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt (Bắc Ninh)

Thứ sáu, 25/10/2024 06:10

TMO - Nghề trồng dâu, nuôi tằm ở làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đã tồn tại rất lâu và được truyền từ đời này sang đời khác. Làng nghề ươm tơ Vọng Nguyệt được người dân khắp nơi biết đến bởi sợi tơ thanh mảnh, màu sắc tươi sáng, bền đẹp.

Làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) xưa nức tiếng về một làng nghề tơ tằm. Tuy nhiên, cùng với dòng chảy của thời gian, và sự phát triển nhanh chóng của xã hội với nhiều loại vải vóc, hàng hoá, làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt đang đối mặt với nguy cơ mai một. Tuy nhiên hiện nay, địa phương đã và đang có nhiều giải pháp tích cực để bảo tồn và “giữ lửa”. Do đó, làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt vẫn là địa chỉ thu hút du khách tới thăm quan, khám phá.

Ngày nay, một số người dân làng Vọng Nguyệt vẫn cần mẫn "kéo" từng sợi tơ tằm.

Làng Vọng Nguyệt đã dần khắc sâu vào ký ức của các thế hệ người xưa cũ về một làng nghề tơ tằm lâu đời bậc nhất xứ Kinh Bắc, vang danh khắp vùng. Vọng Nguyệt từng vang danh khắp vùng với nghề trồng dâu, nuôi tằm. Nhắc đến nghề ươm tơ, dệt lụa, người dân cũng không biết nghề này bắt đầu từ khi nào, chỉ nhớ về những câu chuyện truyền đời từ ngày xa xưa, khi Vọng Nguyệt còn là mảnh đất được triều đình giao cho nhiệm vụ ươm tơ dệt vải.

Có một thời Vọng Nguyệt là một trong những ngôi làng sầm uất và huyên náo bậc nhất bên dòng sông Cầu bởi việc giao thương, bán mua tơ tằm luôn tấp nập người ra kẻ vào. Tơ tằm Vọng Nguyệt được ưa chuộng chốn cung đình, vang danh chốn Kinh thành nên các thương lái khắp nơi đổ về đặt hàng, người dân sản xuất không kịp cho tiêu thụ. Nhờ đó mà đời sống ngôi làng nhỏ bên bờ con sông Cầu đã phồn thịnh và no đủ trong vài thế kỷ.

Tơ tằm Vọng Nguyệt từ lâu đã nổi tiếng với sợi tơ thanh mảnh, bền đẹp. 

Cùng với sự cần mẫn, khéo léo và yêu nghề, người Vọng Nguyệt đã tạo ra những sợi tơ tằm óng ả, suôn mềm, bền, dai và chắc chắn dệt nên những tấm hoàng bào, quốc phục và gấm vóc, lụa là sang trọng quyền quý được chốn cung đình ưa chuộng.

Mặc dù ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, cùng với hàng loạt các loại vải vóc với đủ loại chất liệu ra đời, tuy nhiên bằng niềm yêu nghề của những nghệ nhân già và nhiệt huyết giữ nghề của người trẻ, làng nghề Vọng Nguyệt lại một lần nữa được thổi lửa. Từ đó nhà nhà, người người tập trung trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ kéo kén, tập trung sản xuất trong bầu không khí vui như trẩy hội.

Không chỉ là một làng nghề tơ tằm lâu đời bậc nhất xứ Kinh Bắc, vang danh khắp vùng, Vọng Nguyệt còn nổi tiếng là “Làng khoa bảng” bên sông Cầu. Có thể nói làng tơ tằm Vọng Nguyệt được xem là một trong số ít những làng quê Việt Nam vừa giỏi làm nghề, vừa giỏi chữ nghĩa. Dẫu ngàn đời mải miết bên khung cửi, mưu sinh cơm áo nhưng những người nông dân chân lấm tay bùn nơi đây vẫn không quên nhắc nhở con cháu phải yêu chữ nghĩa như yêu nghề, họ truyền cảm hứng hiếu học cho những thế hệ sau.

Sản phẩm tơ Vọng Nguyệt được khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng và màu sắc tươi đẹp. (Ảnh minh hoạ).

Việc bảo tồn và phát triển làng nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn những nét đẹp trong cội nguồn dân tộc cho các thế hệ mai sau. Đặc biệt, các cấp chính quyền địa phương cần thường xuyên động viên nhân dân tiếp tục duy trì nghề ươm tơ, tạo điều kiện cho người dân đi thu gom kén từ các nơi về làm nghề. Song song với đó, là đẩy mạnh công tác quảng bá ngành nghề truyền thống của địa phương. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề sẽ góp phần giữ gìn những nét đẹp trong cội nguồn dân tộc cho các thế hệ mai sau.

 

Thu Thảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline