Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 03:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Bảo tồn nguồn dược liệu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Thứ ba, 16/07/2024 07:07

TMO - Nằm trên địa phận các huyện Quan Hóa và Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có nhiều loài cây dược liệu quý. Trong những năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã triển khai một số chương trình, dự án khoa học bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu đặc trưng. 

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông được thành lập theo Quyết định số 742/QĐ-UB ngày 24/4/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nằm trên địa giới hành chính của 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa, với tổng diện tích 16.999,81 ha. Theo kết quả điều tra, hiện nay tại Khu BTTN Pù Luông ghi nhận có 590 loài cây thuốc, thuộc 445 chi, 161 họ của 7 ngành thực vật bậc cao có mạch và nhóm nấm, trong đó có 33 loài thuộc 30 chi và 24 họ cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam, nằm trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Thủ Tướng Chính phủ, Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006.

Nhằm bảo tồn các loại cây dược liệu, những năm qua Khu BTTN Pù Luông đã triển khai một số dự án, đề tài khoa học, như: Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa”, hiện Khu BTTN này đã điều tra hiện trạng phân bố cây và lấy mẫu đất để phân tích giám định; Dự án khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật xây dựng mô hình trồng, chế biến và tiêu thụ các loài dược liệu giảo cổ lam, hà thủ ô đỏ, đẳng sâm Việt Nam tại hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa (2016-2020).

Dự án này thuộc chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số tầm nhìn đến năm 2025. Trong quá trình thực hiện dự án, Khu BTTN đã tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng đất, nước tại khu vực nghiên cứu, lựa chọn được địa điểm triển khai mô hình, các xã được lựa chọn thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với các tiêu chí về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lao động; đồng thời xây dựng các vườn ươm giống gốc các loại dược liệu trên.

Bên cạnh đó, Khu BTTN đang xây dựng các mô hình trồng, sản xuất dược liệu chất lượng cao theo tiêu chuẩn GACP, không những bảo tồn các loài dược liệu quý mà còn mang lại nguồn thu nhập cho người dân trong vùng đệm Khu bảo tồn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân tự trồng, tự chăm sóc, sản xuất dược liệu tại vườn nhà; ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi cây dược liệu trong Khu bảo tồn. 

Khu BTTN Pù Luông với nhiều loài dược liệu quý. 

Trước đó, đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để bảo tồn và phát triển loài ngải đen tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2019-2022” đã được triển khai nhằm bảo tồn và phát triển loài dược liệu này và tạo sinh kế nâng cao đời sống người dân vùng đệm và vùng lõi khu bảo tồn, từ đó giảm áp lực của con người vào tài nguyên rừng. Ngải đen là cây thuốc quý, mọc trong rừng tự nhiên ở vùng núi cao của Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La. Ngải đen được ví như loài sâm rừng có tác dụng tăng cường sức khỏe và chống bệnh tật cho con người, đặc biệt là những người thường xuyên đi trong rừng sâu, nhiều ngày. Ngải đen sử dụng rễ củ ở dạng tươi, dạng khô hay ngâm rượu uống rất tốt cho sức khỏe.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 50 loại thuốc và thực phẩm chức năng được sản xuất từ thân rễ cây ngải đen, chủ yếu là viên nang, trà thảo dược, rượu thảo dược, bột khô, lát thái và thân củ khô, kể cả thân củ tươi.Thực hiện đề tài khoa học, Khu BTTN Pù Luông đã điều tra xác định hiện trạng phân bố, đặc điểm nông sinh học và giá trị sử dụng của nguồn gen. Xác định các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, đặc điểm tái sinh và cấu trúc lâm phần của cây ngải đen, thu thập và xử lý tạm thời mẫu tiêu bản trên hiện trường. Đồng thời, xây dựng mô hình vườn ươm trên diện tích 1.000 m2, quy mô 1.500 cây.

Từ kết quả bước đầu, hiện nay tại Khu BTTN Pù Luông, ngải đen đã được nhân ra diện rộng, với diện tích 0,5 ha tại khu vực rừng cộng đồng thôn Pà Ban, xã Thành Sơn (Bá Thước), đến nay cây đang phát triển tốt, phù hợp với khu vực trồng. Từ kết quả đã đạt được và nguyện vọng của người dân địa phương, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục nhân giống để cấp cho người dân trồng mở rộng mô hình. 

Vườn ươm giống cây ngải đen tại Khu BTTN Pù Luông. Ảnh: NN. 

Thời gian qua, nhằm đánh giá hiện trạng phân bố, xác định mối đe dọa và xây dựng kế hoạch bảo tồn nguồn gene các loài thực vật quý hiếm, Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông triển khai dự án “Điều tra đánh giá hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn 3 loài thực vật quý, hiếm: trai lý, đỉnh tùng và trà hoa trái mỏng tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2021-2024)”.

Ban quản lý dự án phát hiện 130 cây trai lý, 25 cây đỉnh tùng và 120 cây trà hoa trái mỏng tại các khu rừng Pù Luông, từ đó, lên phương án cũng như kế hoạch bảo tồn, phát triển các loài cây quý này. Hiện Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông xác định được đặc điểm sinh thái học của 3 loài. Loài trai lý phân bố ở độ cao từ 465-1.041m so với mặt nước biển, với 130 cây trưởng thành. Loài đỉnh tùng phát hiện ở khu vực núi đá với độ cao từ 741-1.234m so với mặt nước biển với 25 cá thể trưởng thành. Loài trà hoa trái mỏng xác định được 120 cây trà hoa trái mỏng trưởng thành, phân bố ở độ cao từ 184-1.009m.

Ngay sau khi có kết quả điều tra, kiểm lâm viên đã nhân giống, trồng bổ sung 200 cây trai lý, 150 cây đỉnh tùng và 200 cây trà hoa trái mỏng trong rừng đặc dụng của Khu bảo tồn với diện tích 0,83ha. Dự án này giúp Ban Quản lý Khu BTTN Pù Luông bảo vệ tài nguyên rừng, phục hồi thảm thực vật, tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ đất, chất lượng môi trường được cải thiện. Bên cạnh đó, dự án giúp Ban Quản lý đưa ra giải pháp bảo tồn, phát triển quần thể các loài cây quý hiếm tại các khu rừng Pù Luông.

Đơn vị đã tiến hành điều tra sự phân bố, nguy cơ đe dọa loài tại 47 tuyến điều tra, với tổng chiều dài 217km. Đồng thời, nghiên cứu đầy đủ đặc điểm sinh học, sinh thái học của 3 loài cây này, từ đó, xây dựng được 12 tuyến giám sát và 30 ô tiêu chuẩn giám sát 3 loài trai lý, đỉnh tùng, trà hoa trái mỏng tại vùng đệm, vùng lõi khu bảo tồn.

Để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu ở Khu BTTN Pù Luông bền vững, trong thời gian tới Ban quản lý Khu BTTN này tiếp tục tuyên truyền để người dân không khai thác cây dược liệu một cách tự phát, có các giải pháp tái sinh, bảo tồn, nhất là một số loại đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Bên cạnh đó, rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án để từng bước bảo tồn và nâng cao giá trị cây dược liệu trong Khu bảo tồn. 

Khu BTTN Pù Luông là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mã, có giá trị lớn về bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái. Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn hệ sinh thái tại khu vực này. Thảm thực vật tại Khu BTTN Pù Luông chủ yếu là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa, có hệ động, thực vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại với 1.579 loài thực vật, trong đó có 58 loài quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, 106 loài IUCN (2022), như: thông Pà Cò, nghiến, lan hài, kim tuyến đá vôi, vù hương... Tại đây còn có 908 loài động vật, trong đó 47 loài có tên trong Sách đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn, 257 loài IUCN (2022), như: báo gấm, beo lửa, hươu sao, gấu ngựa, sơn dương...

Ngoài ra, ở đây còn là “thủ phủ” của hàng trăm loài bướm, lưỡng cư, động vật thân mềm khác, như: 13 loài chim, 6 loài cá, 2 loài bò sát, 17 loài côn trùng.. Hệ thống đá Karst của hệ sinh thái núi đá vôi còn lưu giữ nhiều hang động đẹp (hang Dơi Kho Mường)... Pù Luông có khoảng hơn 4.000 hộ dân là người dân tộc Thái, Mường sinh sống ở vùng lõi và vùng đệm. Đời sống người dân khó khăn nên chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Ngoài ra, hoạt động xây dựng thủy điện trên sông Mã đã ảnh hưởng tới hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học tại đây. Nhiều loài động vật, thực vật suy giảm, có nguy cơ tuyệt chủng.   

Tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông nhiều nhiệm vụ trong đó công tác bảo tồn sinh học được ưu tiên. Ngoài công tác tuyên truyền tới người dân về các hành vi vi phạm về đa dạng sinh học, Khu BTTN Pù Luông đã tận dụng hệ sinh thái của xây dựng mô hình bảo tồn gắn với du lịch. 

 

 

Lê Thành 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline