Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 01:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Bảo tồn, nâng cao giá trị cây chè Shan tuyết ở Hoàng Su Phì

Thứ hai, 20/03/2023 13:03

TMO - Để bảo tồn và phát huy tối đa giá trị của những diện tích chè cổ, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp như tuyên truyền người dẫn nâng cao nhận thức giữ gìn các cây chè quý, quy hoạch vùng chè cổ, hoàn thiện hồ sơ đề xuất công nhận Cây Di sản, nâng cao giá trị sản phẩm chè Shan tuyết.

Huyện Hoàng Su Phì hiện có 4.652,8 ha cây chè Shan tuyết, diện tích cho thu hoạch 3.599,1 ha, năng suất 39,0 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 14.000 tấn/năm. Một số xã có diện tích chè tập trung lớn như: Thông Nguyên 655,9 ha, Hồ Thầu 507 ha, Nậm Khòa 740 ha, Nậm Ty 557 ha, Nậm Dịch 220 ha, Tả Sử Choóng 188,4 ha, Túng Sán 269 ha, Bản Luốc 255,7 ha, Nam Sơn 630,5 ha.

Địa phương này hiện đang sở hữu vùng chè Shan tuyết cổ thụ, trong đó nhiều cây có tuổi đời lên đến vài trăm năm. Qua số liệu điều tra, khảo sát, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì hiện có hơn 10.000 cây chè Shan tuyết có tuổi đời trên 100 năm, đường kính thân cây từ 30cm trở lên. Trong đó, 1.248 cây chè Shan tuyết cổ thụ trên địa bàn 5 xã Nậm Ty, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen quý, góp phần nâng cao giá trị, từ đó tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng là cơ hội để quảng bá thương hiệu chè Shan tuyết cổ thụ của huyện Hoàng Su Phì đến với thị trường trong và ngoài nước.  

Huyện Hoàng Su Phì có 1.248 cây chè Shan tuyết cổ thụ  đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. 

Với mục tiêu khai thác hiệu quả giá trị cây chè, nâng cao ý thức người dân trong việc quản lý, chăm sóc và bảo tồn cây chè Shan tuyết cổ thụ; xây dựng thương hiệu chè gắn với du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, thời gian qua huyện Hoàng Su Phì đã đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ cây chè cổ thụ. Vận động người dân chăm sóc, thu hái, sao chế, bảo quản đúng quy trình kỹ thuật; tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học và thuốc diệt cỏ để giữ gìn thương hiệu chè Shan tuyết đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại Cây Di sản. Khuyến khích các địa phương đưa nội dung bảo vệ cây di sản, cây cổ thụ vào hương ước, quy ước, tiến tới xây dựng, ban hành quy chế bảo vệ cây cổ thụ và cây di sản. Tăng cường phối hợp giáo dục truyền thống, văn hóa, đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn cây di sản, hình thành ý thức quý trọng cây cổ thụ, cây di sản trong các tầng lớp nhân dân.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì, hiện một số cây chè đã bị nhiễm bệnh cùng hiện tượng đất bị xói mòn, bạc màu nên cây yếu thấy rõ. Trong khi, việc bảo vệ cây di sản còn gặp khó khăn do chưa có nguồn kinh phí riêng để phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây ở các địa phương. 

UBND huyện yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ đi đôi với phát triển kinh tế từ các cây chè Shan tuyết cổ thụ. 

Để hỗ trợ địa phương bảo tồn tốt và phát triển cây chè Shan tuyết, UBND huyện Hoàng Su Phì cũng đề xuất: Các đơn vị chức năng thuộc tỉnh hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở đổi mới công nghệ nhằm sản xuất đa dạng các loại chè phục vụ trong nước và xuất khẩu; thống nhất tất cả các đơn vị chế biến chè có tem mác, đóng gói bao bì phải sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chè Shan tuyết Hoàng Su Phì và Chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” cho sản phẩm chè đúng quy định; kinh phí xây dựng vườn ươm giống chè vừa bảo tồn (chè rừng), vừa chủ động giống trồng bổ sung các diện tích chè già cỗi.

Ở Hoàng Su Phì hiện có 3 giống chè chủ yếu, đó là chè Shan tuyết lá to, với đặc điểm phiến lá to, có xu hướng mọc ngang, trên búp non chưa nở thành lá có một lớp nhung trắng mịn bao phủ, giống chè này có vị chát đậm, hương thơm dịu. Giống chè thứ hai cũng là chè Shan tuyết phiến lá nhỏ, dài. Giống chè này ít chát, nhiều tuyết, hương thơm tự nhiên, vị đậm ngậy rất độc đáo. Địa bàn phân bố chủ yếu ở các xã Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán, trong đó chè Shan tuyết Túng Sán là có giá trị cao nhất, từ lâu đã được giới sành chè biết đến.

Giống chè thứ ba là chè rừng búp đỏ, chỉ sinh trưởng ở khu vực núi Chiêu Lầu Thi và Tây Côn Lĩnh là những nơi có độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển. Giống chè này có vị ngọt nhẹ, hương thơm mát, nước thường có màu đỏ. Với điều kiện sinh trưởng, phát triển hoàn toàn tự nhiên trên những đỉnh núi cao, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã có hơn 2.000ha được cấp giấy chứng nhận chè hữu cơ; hơn 140ha đạt tiêu chuẩn Organic châu Âu. Đây là tiềm năng nguyên liệu quý để sản xuất các loại sản phẩm cao cấp như: Hồng Trà, Bạch trà, Bạch trà tiên có giá trị rất cao. 

Từ nay đến năm 2025, huyện Hoàng Su Phì phấn đấu sẽ hoàn thành hành trồng dặm 300 ha chè già bị mất khoảng, duy trì diện tích chè hiện có là 4658ha, mở rộng diện tích chè hữu cơ hiện có từ 2.048 ha lên 3.048 ha, cùng với đó khuyến khích các HTX, cơ sở chế biến chè đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất. Chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ nhất là các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Trung Quốc, Châu âu…Phấn đấu đưa doanh thu từ cây chè hiện nay là 210 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng vào năm 2025.

 

 

 

Phương Nguyễn 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline