Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 06:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Bảo tồn, khai thác hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học

Thứ năm, 11/05/2023 13:05

TMO - Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đà suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Việt Nam được thế giới công nhận là quốc gia có đa dạng sinh học cao, nhiều giống loài mang tính đặc hữu nên cần được bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững. Vì vậy, Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) nhằm mục tiêu cao nhất là bảo tồn, bảo vệ; khác với các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dựa trên khai thác tài nguyên. Những năm qua, có nhiều quy hoạch bảo tồn, quản lý, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học nhưng đây là lần đầu tiên tiên công tác bảo tồn đa dạng sinh học được tiếp cận dưới góc độ quy hoạch quốc gia, mang tính toàn diện. 

Dự thảo Quy hoạch áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái, lồng ghép các nội dung về biến đổi khí hậu, dự báo xu thế biến đối và như cầu bảo tồn đa dạng sinh học trong tương lai. Quy hoạch kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đà suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ; tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; hạn chế tối đa việc phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ.... Quy hoạch cũng tăng thêm 3 đối tượng bảo tồn đa dạng sinh học gồm: Khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, đất ngập nước quan trọng. 

Quy hoạch  Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng tới mục tiêu gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên. Ảnh: TH. 

Quy hoạch hướng tới mục tiêu gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

Cụ thể, đến năm 2030 diện tích các khu bảo tồn trên cạn đạt gần 3 triệu ha (tương đương 9% diện tích đất liền), tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3%-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia. Số khu bảo tồn tăng từ 178 lên 256 đơn vị, trong đó thúc đẩy các khu bảo tồn đất ngập nước và biển. Đồng thời, thành lập các cơ sở nuôi trồng loài nguy cấp, quý hiếm cần bảo vệ, tăng cường năng lực cứu hộ động vật hoang dã; lưu giữ bảo quản giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá-lịch sử… 

Chủ trì cuộc họp Hội đồng Thẩm định Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Quy hoạch bao trùm lãnh thổ đất liền, vùng biển quốc gia nên liên quan chặt chẽ với các quy hoạch về tổng thể quốc gia, đất đai, biển cũng như quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương… Quy hoạch phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất, không xung đột, chồng chéo với các quy hoạch khác; đồng thời thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học thế giới; cập nhật tư duy, quan điểm, mục tiêu mới về bảo tồn sinh học trên thế giới.

Quy hoạch phải đáp ứng yêu cầu phát triển, có tầm nhìn dài hạn, là công cụ định hướng chủ trương ưu tiên đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học, trên quan điểm “phát triển dựa trên bảo tồn, bảo tồn vì mục đích phát triển. Phó Thủ tướng cho rằng Quy hoạch phải bảo đảm tính tổng thể, khái quát, vừa kế thừa, vừa tích hợp và giải quyết được các mối quan hệ với các luật, quy hoạch khác về: Bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, thuỷ sản, mua bán vận chuyển sản phẩm động thực vật hoang dã,…; đồng thời thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với việc bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới; cập nhật tư duy, quan điểm, mục tiêu mới về bảo tồn sinh học trên thế giới. 

Bảo tồn cần gắn với khai thác hợp lý đa dạng sinh học, ổn định sinh kế cho người dân. Ảnh: XL. 

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị tư vấn cần đổi mới phương pháp tiếp cận, quan điểm, tư duy xây dựng quy hoạch. Trong đó xác định chính xác vai trò, vị thế của tài nguyên đa dạng sinh học, phương thức khai thác, sử dụng bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái, bảo đảm môi trường sống bền vững. Đặc biệt, Quy hoạch phải đánh giá được tác động đến việc phát triển kinh tế-xã hội, và ngược lại.

Đồng thời, cập nhật đầy đủ, chính xác số liệu có kiểm chứng, trích dẫn đầy đủ; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản trị các lớp dữ liệu mang tính liên ngành về bảo tồn đa dạng sinh học; xác định một số dự án ưu tiên để khảo sát, điều tra, triển khai bảo tồn gắn với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương…

Trong đó, nhóm mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, giải pháp có cơ sở pháp lý chắc chắn, đã được triển khai trên thực tế. Thứ hai là bộ công cụ, tiêu chí mang tính mở, linh hoạt để xác định những giá trị tài nguyên đa dạng sinh học tại các khu vực, hệ sinh thái cần bảo tồn, đồng thời phục vụ phát triển kinh tế, gắn với sinh kế người dân. 

Theo Phó Thủ tướng: Nếu bảo tồn chỉ đơn giản là khoanh lại và giữ nguyên thì không phát triển được kinh tế, ngược lại chỉ tập trung phát triển kinh tế thì sẽ không thể bảo tồn hiệu quả. Do vậy, Quy hoạch phải hài hoà hai mục tiêu này, trong đó bảo tồn phải thay đổi trước một bước, "đánh thức" giá trị cảnh quan, tài nguyên đa dạng sinh học để quản lý, khai thác, sử dụng triệt để, bền vững bằng các dịch vụ sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Đối với các hệ sinh thái như rừng đồng bằng, đất ngập nước ven biển đang bị suy thoái, suy giảm thì phải có công cụ, tiêu chí để xác định, chứng minh giá trị kinh tế, sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu cao hơn nhiều so với việc chuyển đổi sang làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm khu công nghiệp… thì mới bảo tồn được. 

Phó Thủ tướng cũng gợi mở những định hướng lớn, quan điểm, tư duy mới về quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học như: Trong đô thị cũng có thể có các khu bảo tồn như rừng, hồ, đất ngập nước, trong các khu bảo tồn cũng có thể hình thành đô thị, thậm chí trong một toà nhà cũng có thể bảo tồn một hệ sinh thái đầy đủ… Có như vậy mới có thể gắn bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển, khai thác dịch vụ xanh, kinh tế xanh, du lịch…, bảo tồn vì nhân sinh, hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn mới về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới. 

 

 

Hồng Diệp

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline