Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/07/2025 18:07

Tin nóng

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Thứ tư, 16/07/2025

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Thứ sáu, 04/11/2022 12:11

TMO - Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) được thành lập để bảo tồn và phát triển mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp có độ cao dưới 1.000m. Khu vực này giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn nguồn gene quý hiếm của các loài động, thực vật trên địa bàn tỉnh.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập với tổng diện tích 25.598,18 ha là khu vực rừng liền vùng, liền khoảnh với hệ động, thực vật lớn duy nhất còn lại của tỉnh Bình Phước. Kết quả điều tra, đánh giá về đa dạng sinh học, khu vực Vườn quốc gia ghi nhận 1.114 loài thực vật, 105 loài thú, 248 loài chim, 59 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư, 342 loài côn trùng, 49 loài cá, trong đó, có tới 61 loài động vật bị đe dọa, nguy cấp, quý hiếm. Vì thế, những năm qua công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn động, thực vật nơi đây luôn được Ban quản lý Vườn đặc biệt quan tâm, chú trọng và thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp. 

Thông tin từ Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, trung bình mỗi năm Vườn tiếp nhận hơn 100 cá thể động vật thuộc nhóm 1B (nhóm cực kỳ quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng như vượn, culi, rái cá…), 2B (nhóm nguy cơ cao như trăn, chồn, rùa…) do người dân tự nguyện giao nộp và tang vật trong các vụ án do lực lượng chức năng thu giữ từ hoạt động bẫy bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép. Các cá thể động vật hoang dã sau khi tịch thu, tiếp nhận được bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập tập luyện, phục hồi, nuôi dưỡng, khi đủ điều kiện sẽ thả về rừng tự nhiên. 

Công tác bảo tồn, đặc biệt là tiếp nhận và tái thả các loài động vật hoang dã được BQL Vườn quốc gia chú trọng triển khai. Ảnh: TTX 

Mới đây, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Bù Gia Mập) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi thả 112 động vật hoang dã quý hiếm với 20 loài vào lâm phần của vườn.  Tất cả đều  là các loài thuộc Sách đỏ Việt Nam (năm 2007). Nhiều loài thuộc nhóm IB - cực kỳ quý hiếm (theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ) như, rái cá vút bé (Anoyx cinereus), kỳ đà vân (Veranus bengalensis), rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)... 

Ngoài ra, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật vừa phát hiện, ghi nhận bổ sung nhiều loài động vật, thực vật quan trọng như, loài lan đoản dực lào (brachypera laotica), lan drymoda siaensis, trà mi (camellia longii), lửng lợn (arctonyx collaris), chồn (musetelidae). Ngoài ra, Trung tâm còn phát hiện được nhiều khu vực phân bố, hoạt động sống của các loài động vật quý hiếm như, voi châu á, bò tót, vượn đen má vàng, chà vá chân đen... Việc tái thả động vật hoang dã quý hiếm giữ vai trò quan trọng giúp hệ sinh thái rừng sinh trưởng và phát triển bền vững.  

Cây tung là một trong 39 cây vừa được công nhận là Cây Di sản tại VQG Bù Gia Mập. Ảnh: Lệ Quyên 

Đối với hệ thực vật, trước đó (19/10) Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận 39 cây thuộc quản lý của Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập là Cây Di sản Việt Nam. Vị trí của 39 cây gồm quần thể 37 cây săng lẻ (tuổi đời 200-400 năm) tại khoảnh 6, tiểu khu 21 trong phân khu hành chính - dịch vụ của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, xã Bù Gia Mập; một cây sộp (hơn 350 năm) tại khoảnh 4 và một cây tung (450 năm) tại khoảnh 3 thuộc tiểu khu 27 trong phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc địa giới hành chính xã Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập).

Đặc biệt, với hệ sinh thái rừng thường xanh có độ che phủ trên 90%, Vườn quốc gia Bù Gia Mập góp phần phòng hộ và điều tiết nguồn nước cho các hồ thủy điện và hồ thủy lợi vùng hạ du sông Bé. Với những giá trị về cảnh quan và sinh thái, Vườn quốc gia Bù Gia Mập còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn bởi hệ sinh thái rừng và các dãy núi chuyển tiếp từ khu vực cao nguyên xuống đồng bằng. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, Vườn quốc gia Bù Gia Mập đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ đối với quốc gia mà còn mang tầm cỡ quốc tế. Vườn nằm liền kề với các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc vương quốc Campuchia, và các khu bảo tồn này tạo ra hành lang sinh thái Đông – Tây góp phần vào công tác bảo tồn các loài nguy cấp toàn cầu như vượn đen má vàng, tê tê java, voi châu Á, chà vá chân đen và nhiều loài. 

Bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG. 

Xác định tầm quan trọng trên, thời gian qua Ban quản lý Vườn quốc gia triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ, phát triển diện tích rừng. Nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng, ngoài xây dựng, lắp đặt các biển hiệu, khẩu hiệu, pa-nô, áp-phích, Bản quản lý Vườn quốc gia còn tuyên truyền bằng nhiều hình thức như gắn với họp dân, chiếu phim, tuyên truyền lưu động, trực tiếp đến từng nhà dân, tổ chức các hội thi vẽ tranh, hỏi - đáp…trong đó nội dung các buổi tuyên truyền là giới thiệu với người dân về vai trò, giá trị quan trọng của rừng, hướng dẫn nhận diện một số loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới… triển khai quy định pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và kêu gọi nhân dân chung tay bảo vệ. 

Bên cạnh đó, Ban quản lý Vườn quốc gia đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là đa dạng sinh học. Theo đó, các lực lượng chức năng thực hiện các đợt điều tra, khảo sát, giám sát đa dạng sinh học các tuyến điểm, sau đó sẽ chuyển cho lực lượng kiểm lâm giám sát, mai phục các đối tượng xâm nhập vào rừng bẫy bắt. Đồng thời, theo dõi, cập nhật diễn biến, hiện trạng rừng trên các nền tảng công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát, bảo vệ rừng. 

 

 

Đức Hòa

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline