Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 22:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Bảo tồn đa dạng sinh học hướng đến phát triển bền vững

Thứ ba, 28/02/2023 04:02

TMO - Những năm qua, xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là một nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược, nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, bảo vệ sự đa dạng sinh học, duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái. 

Quảng Ninh là một trong những địa phương có tính đa dạng sinh học quan trọng đối với Việt Nam với số lượng loài động, thực vật phong phú tập trung chủ yếu ở hệ thống các khu bảo tồn và vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, rừng quốc gia Yên Tử…, có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế–xã hội (du lịch sinh thái, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý…);bảo vệ môi trường sinh thái; cung cấp nguồn gen quý phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học.

Trong đó, địa phương này hiện có 435.932 ha thuộc quy hoạch ba loại rừng, với độ che phủ đạt 55%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ bình quân 40% của cả nước. Rừng Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, điều tiết và bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Đối với nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030, ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm của đa dạng sinh học, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng gắn định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Quảng Ninh chú trọng bảo tồn các khu vực có đa dạng sinh học cao tại các khu bảo tồn biển, đất ngập nước, vườn thực vật... 

Tỉnh Quảng Ninh coi đa dạng sinh học là vốn tự nhiên quan trọng - nền tảng để bảo đảm phát triển bền vững, góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH, nước biển dâng. Tỉnh Quảng Ninh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên nguyên tắc tiếp cận quản lý tổng hợp hệ sinh thái, trọng tâm để bảo tồn được các loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ. Bảo tồn đa dạng sinh học ở địa bàn cần gắn với việc sử dụng bền vững đa dạng sinh học góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 

Phương án bảo tồn đa dạng sinh học được quy hoạch cho 6 đối tượng: Khu vực đa dạng sinh học cao: Gồm các khu vực tự nhiên có giá trị sinh học nổi bật hoặc quan trọng đối với tỉnh, vùng, quốc gia, quốc tế, cần được quản lý thích hợp để duy trì, phát triển bền vững và bảo tồn tại chỗ nhằm nâng cao các giá trị đã có. Là các khu vực đáp ứng các tiêu chí sau: Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn.

Theo đó, các khu vực sau thuộc Khu vực đa dạng sinh học cao gồm: Vùng lõi Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; 06 Khu bảo tồn gồm: khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần, khu bảo tồn Vườn quốc gia Bái Tử Long, Rừng quốc gia Yên Tử; Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Khu bảo tồn Quảng Nam Châu, Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui-Tiên Yên – nơi có hệ sinh thái đặc thù của tỉnh như san hô, tùng, áng, rừng tự nhiên,… Một số hệ sinh thái tự nhiên nằm ngoài khu bảo tồn còn tính đa dạng sinh học cao như: hệ sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh thái cỏ biển (khu vực Đầm Hà, Quảng Yên),…

Hệ sinh thái đa dạng tại VQG Bái Tử Long (huyện Vân Đồn). 

Vùng đất ngập nước quan trọng: Gồm các vùng đất ngập nước đáp ứng tiêu chí theo quy định của pháp luật về đất ngập nước quan trọng; kết quả của dự án Lập báo cáo các vùng đất ngập nước quan trọng tỉnh Quảng Ninh. Vùng ĐNN Đồng Rui – Tiên Yên với tổng diện tích khoảng 4.375 ha. VQG Bái Tử Long với tổng diện tích khoảng 15.283 ha. Vùng đất ngập nước cửa sông Tiên Yên với tổng diện tích khoảng 4.406,26haVùng đất ngập nước Vịnh Hạ Long với tổng diện tích khoảng 43.400 ha. Vùng đất ngập nước Cô Tô, Đảo Trần với tổng diện tích khoảng 13.230,50 ha. Vùng đất ngập nước khu vực Thống Nhất – Hạ Long với tổng diện tích khoảng 761 ha. Vùng đất ngập nước khu vực Đại Bình – Đầm Hà với tổng diện tích khoảng 3.789 ha. 

Khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng: Là các khu vực được hình thành do tương tác của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, có hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc đại diện đối với địa phương, quốc gia hoặc quốc tế, đáp ứng các tiêu chí: có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên; có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh có khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng thỏa mãn tiêu chí là khu vực núi đá vôi Quang Hanh và các hồ bán nhân tạo có giá trị cảnh quan như Hồ Yên Lập, Hồ Yên Trung,… Khu vực núi đá vôi Quang Hanh nằm trên phường Quang Hanh (Cẩm Phả) và phường Hà Phong (Hạ Long). Có diện tích 1.983,74 ha.

Hành lang đa dạng sinh học: là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau. Gồm 03 hành lang đa dạng sinh học được quy hoạch tại Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hành lang sinh thái núi. Có tổng diện tích khoảng 109.530,19 ha. Hành lang sinh thái ven biển. Có tổng diện tích khoảng 21.986,29 haHành lang sinh thái biển. Có tổng diện tích khoảng 123.204,7 ha. 

Khu bảo tồn thiên nhiên với 07 khu như tại tiểu vùng bảo vệ nghiêm ngặt thuộc phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm: Khu bảo tồn Vịnh Hạ Long: Vùng lõi Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, gồm cảnh quan đá vôi đặc trưng; hệ sinh thái biển và hệ sinh thái trên đảo đá vôi. Diện tích vùng lõi là 434 km2; Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần nằm trong ranh giới hành chính của 03 đơn vị: Xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân và thị trấn Cô Tô, trên địa bàn huyện Cô Tô, có tổng diện tích là 13.230,50 ha; Vườn quốc gia Bái Tử Long gồm vùng nước và các đảo: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Đông, Đông Ma, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Chầy, Đá ẩy và hơn 20 đảo nhỏ, cù lao, hòn nổi khác, có tổng diện tích là 15.283 ha. 

Hệ thực vật tại khu vực đa dạng sinh học cao được chú trọng bảo tồn. 

Rừng quốc gia Yên Tử nằm trên địa bàn 2 xã: Thượng Yên Công và Phương Đông, thành phố Uông Bí, tổng diện tích là 2.783 ha; Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng thuộc địa bàn 5 xã Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Vũ Oai và Hoà Bình, tổng diện tích là 15.460,2 ha; Khu bảo tồn Quảng Nam Châu: Thuộc địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện (xã Đồng Văn, Hoành Mô, Húc Động – huyện Bình Liêu; xã Quảng Sơn, Quảng Đức – huyện Hải Hà, xã Quảng An – huyện Đầm Hà), tổng diện tích là 16.934 ha;  Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui-Tiên Yên: Khu đất ngập nước Đồng Rui-Tiên Yên được đề xuất quy hoạch là khu dự trữ thiên nhiên, nằm trên địa phận các xã Hải Lạng, Đồng Rui của huyện Tiên Yên và xã Cộng Hòa, thành phố Cẩm Phả, tổng diện tích là 4.375 ha. 

Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh bao gồm: Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Cơ sở cứu hộ loài hoang dã; Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền. 

Quy hoạch cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác: 07 cơ sở bao gồm: Vườn thực vật - Vườn thú vịnh Hạ Long (thành lập mới). Có diện tích khoảng 8,45 ha; Vườn thực vật Bái Tử Long (thành lập mới). Có diện tích khoảng 305,2 ha; Vườn thực vật và Vườn động vật Đồng Sơn-Kỳ Thượng (thành lập mới). Có diện tích khoảng 80 ha; Vườn thực vật Yên Tử (thành lập mới). Có diện tích khoảng 6,5 ha; Vườn động vật Bái Tử Long (thành lập mới). Có diện tích khoảng 261 ha; Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh (nâng cấp); Bảo tàng VQG Bái Tử Long (nâng cấp).

Đối với Khu vực đa dạng sinh học cao bao gồm Khu vực rừng ngập mặn tự nhiên: Bảo vệ, phát triển các loài hải sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, đảm bảo cân bằng sinh thái, phục vụ mục đích du lịch, nghiên cứu, giáo dục, điều hòa khí hậu, ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Khu vực rạn san hô: Để phục hồi HST rạn san hô có thể cần học tập kinh nghiệm phục hồi HST ran san hô ở nước ngoài: thí dụ như ở In-đô-nê-xia họ đã đặt những kết cấu khung thép vào các rạn san hô và các cành san hô mới sẽ bám vào đó để phát triển,…

Khu vực thảm cỏ biển: Bảo tồn và phục hồi khoảng 140 ha rạn san hô và 1.400 ha thảm cỏ biển tại khu vực vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, đảo Trần, vụng Đầm Hà, vụng Hà Cối, đảo Quan Lạn,… Khu vực cửa sông: Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước, loài hoang dã, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại vùng cửa sông Tiên Yên phục vụ cho giáo dục, nghiên cứu, du lịch. 

 

 

Nguyễn Nam

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline