Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/10/2024 07:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Thứ bảy, 05/10/2024

Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch tại Khu bảo tồn Nam Động

Thứ hai, 30/09/2024 07:09

TMO - Khu Bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động nằm trên địa bàn hai huyện Quan Hóa và Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Đây là khu bảo tồn tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao với các loài hạt trần quý hiếm và nhiều loại cây dược liệu có giá trị.

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động có trên 623ha rừng tự nhiên. Qua điều tra, hiện Khu bảo tồn (KBT) có 673 loài thực vật, trong đó có 9 loài thực vật hạt trần đặc hữu quý hiếm, gồm: thông pà cò, đỉnh tùng, dẻ tùng sọc hẹp, dẻ tùng sọc rộng, thông đỏ đá vôi, thông tre lá dài, gắm núi, gắm lá rộng; 467 loài cây dược liệu, trong đó có 30 loài dược liệu nguy cấp quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Hệ động vật nơi đây cũng vô cùng phong phú với 217 loài, trong đó có 45 loài động vật được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN, Sách đỏ Việt Nam. Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu khoa học lâm nghiệp đã phát hiện một số loài linh trưởng quý hiếm với số lượng lớn ở vùng lõi của KBT. Sự đa dạng sinh học nhất là về hạt trần quý hiếm của KBT đã thu hút nhiều khách du lịch yêu thiên nhiên cả trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, theo kết quả điều tra, KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động hiện có 467 loài cây dược liệu, trong đó có 30 loài dược liệu nguy cấp quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Trước khi thành lập KBT, người dân sinh sống ở khu vực này đã tự phát vào rừng khai thác cây dược liệu dẫn đến tình trạng suy kiệt về số lượng và trữ lượng. 

Công tác bảo vệ rừng nhất là PCCCR được đẩy mạnh triển khai tại KBT. 

Với những giá trị tài nguyên trên, để bảo vệ rừng, tài nguyên thiên, phục hồi sinh thái tại KBT loài các hạt trần quý hiếm Nam Động, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa cho biết: Thời gian qua đơn vị đã phối hợp với các cấp chính quyền ở địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học, công tác trồng rừng đặc dụng, khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ các thôn, bản. Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn 4 xã vùng đệm trong KBT tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); kế hoạch giữ vững ổn định an ninh rừng.

Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đến cộng đồng thôn, bản. Tập huấn quản lý rừng dựa vào cộng đồng cho các xã vùng đệm KBT nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý rừng dựa vào cộng đồng và cơ chế chia sẻ lợi ích rừng ở cấp thôn, bản cùng các quy định liên quan đến bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ chủ chốt tại các xã vùng đệm.

Vận động người dân giao nộp súng săn và quản lý cưa xăng. Quản lý tốt công tác nương rẫy; triển khai đường dây nóng về bảo vệ rừng, PCCCR đến tận các thôn, bản giáp ranh rừng đặc dụng; tuần tra, kiểm tra an ninh rừng, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật. Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ rừng tại KBT giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, MTTQ và khối đoàn thể ở các xã vùng đệm...

Hạt Kiểm lâm Quan Hóa luôn quan tâm đến công tác phục hồi sinh thái, phát triển các nguồn gen đang bị đe dọa tuyệt chủng tại KBT thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án, công tác khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng tự nhiên và rừng sản xuất, trồng chăm sóc rừng đặc dụng, dịch vụ chi trả môi trường rừng, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế vùng đệm để giảm áp lực vào rừng đặc dụng.

Để bảo tồn và phát triển cây dược liệu trong KBT, những năm gần đây thông qua các hoạt động khoa học, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã triển khai một số chương trình, dự án khoa học nhằm bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu đặc trưng, bước đầu mang lại thành công nhất định; đồng thời bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, ngăn chặn triệt để tình trạng người dân vào rừng khai thác cây thuốc.

Cùng với đó, đơn vị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc ở khu vực vùng đệm. Nhiều loài cây thuốc thân gỗ và thân mộc lan đang tái sinh với số lượng lớn. Trong đó có các loài cây thân mộc và đặc biệt là các loại dược liệu đặc hữu như thông pà cò, lam kim tuyến, tắc kè đá...

Để bảo tồn và phát huy giá trị của cây dược liệu gắn với tạo sinh kế cho người dân sinh sống quanh KBT, năm 2021 Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã triển khai Dự án “Thực hiện mô hình trồng 3 loài cây thuốc dưới tán rừng nhằm bảo tồn nguồn gen một số loài dược liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai thổ nhưỡng”. Ba loài cây dược liệu được lựa chọn gồm ngũ gia bì, khúc khắc và huyết đằng. Đây là những loài dược liệu bản địa, phân bố rộng trong rừng tự nhiên nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Mô hình này được thực hiện tại bản Bâu, xã Nam Động (Quan Hóa), với tổng diện tích 1,5 ha dưới tán rừng trồng. Nguồn giống được cán bộ kỹ thuật thu hái và nhân giống tại chỗ.

Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đang tiếp tục nhân rộng mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng tự nhiên và rừng sản xuất ở KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, góp phần bảo tồn và phát triển các loại dược liệu quý, đồng thời tạo sinh kế nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân vùng lõi và vùng đệm, giúp họ yên tâm bám rừng, giữ rừng.

Với những giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, phát triển du lịch sinh thái được triển khai tại KBT (Ảnh minh họa). 

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên là cơ sở để KBT xây dựng các chương trình, dự kiến các điểm, khu vực tổ chức du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Trong đó, dự kiến các tuyến du lịch, gồm: Tuyến 1, từ trung tâm du khách Trạm Kiểm lâm Nam động đi khám phá 6 bản vùng đệm còn giữ nguyên bản sắc văn hóa tiêu biểu cho các dân tộc, đặc biệt là khám phá văn hóa dân tộc người Thái; Tuyến 2, liên kết lồng ghép khớp nối quy hoạch du lịch sinh thái KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động với KBT thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông;

Tuyến 3, tuyến du lịch sông nước, từ trung tâm du khách Trạm Kiểm lâm Nam Động đi du ngoạn dọc theo sông Luồng, đi các bản người Mường, người Thái xã Nam Động, huyện Quan Hóa và xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn; Tuyến 4, du lịch tìm hiểu hệ sinh thái rừng, du lịch mạo hiểm leo núi, khám phá hệ sinh thái rừng KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động và chinh phục đỉnh Pha Phanh (1.205m) nơi phân bố đặc trưng quần thể thông Pà Cò... 

Theo đó, trong thời gian tới KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động sẽ tập trung kêu gọi các chương trình, dự án để phát triển đa dạng các loại hình du lịch trong vùng lõi của khu bảo tồn; xây dựng phân khu du lịch gồm trung tâm du khách, hệ thống bảng biểu giới thiệu, công trình phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, bến thuyền trên sông Luồng; hỗ trợ, phát triển văn hóa dân tộc cho cộng đồng 11 bản sinh sống tại vùng đệm... góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng hệ sinh thái gắn với bảo vệ bền vững rừng tự nhiên. 

Tại vùng đệm của KBT, chính quyền và người dân nơi đây đã tận dụng lợi thế phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Điển hình như xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn. Trong đó, bản Ngàm đã và đang trở thành điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng ở xứ Thanh. Bên cạnh cảnh thiên nhiên thơ mộng, hoang sơ bản Ngàm vẫn giữ được hàng chục ngôi nhà có kiến trúc độc đáo cùng nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái. Hiện bản Ngàm có 75 hộ dân, thì đã có 23 hộ đăng ký làm du lịch, đã có 11 hộ xây dựng được homstay, đủ điều kiện đón khách lưu trú qua đêm. 

Vùng đệm của KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động gồm 4 xã của các huyện Quan Sơn và Quan Hóa, có 3 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, Thái... Đồng bào các dân tộc nơi đây còn lưu giữ được các giá trị văn hóa đặc sắc như nhà sàn cổ, ẩm thực bản địa, các trò chơi, trò diễn dân gian và các lễ hội truyền thống. Trong đó lễ hội Mường Xia đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa trên địa bàn.

 

 

Thu Hoài 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline