Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 20:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Bảo đảm nguồn cung cát đắp nền đường vành đai 3 TP. HCM

Thứ ba, 02/04/2024 14:04

TMO - Các nhà thầu thi công dự án đường vành đai 3 TP.HCM đang gặp khó khăn trong tìm kiếm các nguồn cát đắp nền đường, do các tỉnh ưu tiên cung cấp cát cho các dự án của địa phương và cao tốc Bắc - Nam.

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM tổng nhu cầu cát đắp nền cho dự án đường vành đai 3 khoảng 9,3 triệu m3, trong đó riêng năm 2024 là 6,5 triệu m3. Trong đó, tính riêng đoạn quan địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 4,7 triệu m3. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, các nhà thầu đang gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm các nguồn cát đắp nền đường, do các tỉnh ưu tiên cung cấp cát cho các dự án của địa phương và cao tốc Bắc – Nam.

Trước mắt, TP.HCM kiến nghị các địa phương điều chuyển, chia sẻ một phần khối lượng cát đắp nền tại các mỏ đang khai thác phục vụ các dự án cao tốc khác sang cho dự án đường vành đai 3; rút ngắn thủ tục gia hạn, cấp lại giấy phép khai thác một số mỏ cát. Theo tiến độ dự án đường vành đai 3 TP.HCM, UBND TP.HCM đề xuất khối lượng cát đắp nền cụ thể: Trong tháng 4 là 450 nghìn m3; tháng 5 là 330 nghìn m3; tháng 6-8 là 2,3 triệu m3; tháng 9-12 là 3,4 triệu m3. 

Các nhà thầu thi công dự án đường vành đai 3 TP.HCM đang gặp khó khăn trong tìm kiếm các nguồn cát đắp nền đường. Ảnh: AT. 

Dự kiến trong năm 2024, tỉnh Bến Tre sẽ cho phép khai thác 6 mỏ với khoảng 14,9 triệu m3 và có thể cung cấp nhiều hơn cho Thành phố Hồ Chí Minh so với cam kết là 850.000 m3. Tỉnh mong muốn các bộ, ngành hỗ trợ để địa phương gia hạn, cấp lại, cấp mới giấy phép khai thác cát nhanh chóng. Trong khi đó, tỉnh Tiền Giang có thể đáp ứng cho dự án đường Vành đai 3 khoảng 6,3 triệu m3, riêng năm 2024 là 3,8 triệu m3. Tỉnh An Giang và Đồng Tháp cũng dự kiến điều chuyển khoảng 400.000 m3 cát khai thác phục vụ các dự án đường cao tốc Bắc-Nam cho dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại cuộc họp với một số bộ ngành, địa phương nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc về vật liệu xây dựng đối với dự án Vành đai 3 TP.HCM vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương khẩn trương rà soát về khả năng cung ứng cát theo mốc tiến độ các dự án cao tốc Bắc - Nam, đường vành đai 3 TP.HCM, theo từng tháng, từng quý; từ đó đề xuất phương án nâng công suất khai thác, bổ sung các mỏ mới để đáp ứng được yêu cầu tiến độ. Các địa phương cần chủ động xử lý vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, không để chậm trễ trong gia hạn, cấp lại giấy phép khai thác, tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác cát của doanh nghiệp. 

Phó Thủ tướng yêu cầu lập tổ công tác liên ngành, do lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tổ trưởng, phối hợp với các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng… để vận dụng các cơ chế gia hạn, cấp lại giấy phép, nâng công suất khai thác mỏ cát phục vụ dự án đường vành đai 3 TP.HCM theo cơ chế đặc thù đã được Quốc hội cho phép, "lựa chọn, áp dụng đúng chính sách, bảo đảm an toàn môi trường, chất lượng cát khai thác… 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương khẩn trương rà soát về khả năng cung ứng cát theo mốc tiến độ các dự án cao tốc Bắc - Nam, đường vành đai 3 TP.HCM, theo từng tháng, từng quý... 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng chỉ đạo các bộ Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương… theo lĩnh vực quản lý phải sớm công bố kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp; hướng dẫn các địa phương chuẩn bị quy trình thủ tục về cấp phép, định mức, đơn giá khai thác cát biển; hoàn thiện quy định sử dụng nguồn vật liệu từ các dự án nạo vét luồng lạch để làm vật liệu san lấp; xây dựng phương án nhập khẩu vật liệu xây dựng…

Dự án vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài là 92 km (nếu trừ đi 15,3km trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn đã hình thành thì chiều dài toàn tuyến là 76,34km). Dự án đi qua các địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Đường vành đai 3 TP.HCM là đường vành đai cao tốc đô thị, lòng đường bao gồm 4 làn xe cơ giới cùng với hai làn hỗn hợp hai bên, với vận tốc tối đa cho phép là 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Về tiến độ, dự án sẽ được khởi công trong tháng 6 năm 2023, tiến tới thông xe vào năm 2025 và hoàn thiện toàn bộ vào năm 2026.

Trước đó, UBND TP.HCM  đã có văn bản kiến nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tháo gỡ khó khăn về nguồn cát đắp nền đường (cát san lấp) phục vụ cho dự án vành đai 3 TP.HCM. Theo báo cáo, tháng 12-2023, TP.HCM đã làm việc với đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre để rà soát, cân đối nguồn cát phục vụ dự án vành đai 3 TP.HCM.

Tại cuộc họp, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre thống nhất chủ trương cung cấp một phần trữ lượng các mỏ cát tại địa phương để phục vụ đường vành đai 3 TP.HCM nếu kết quả thí nghiệm các mẫu cát đáp ứng yêu cầu. Các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang cần xin ý kiến thường trực tỉnh ủy do khó khăn về nguồn cát phục vụ các dự án cao tốc đang triển khai (cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng), các công trình của tỉnh và chủ trương không cấp cát cho công trình ngoài tỉnh.

Nhằm đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ, UBND TP.HCM kiến nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì tổ chức buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương để điều phối nguồn cát đắp nền cho đường vành đai 3 TP.HCM. Theo đó, đề nghị UBND các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang thống nhất chủ trương dành một phần trữ lượng cát đắp nền đường từ các mỏ cát để cung cấp cho vành đai 3 TP.HCM.  

Đồng thời, hỗ trợ đẩy nhanh các thủ tục gia hạn, cấp phép khai thác, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản để kịp thời cung cấp cho dự án vào quý 2-2024. Đối với nguồn vật liệu cát đắp nền đường đã được các địa phương cam kết cấp cho các dự án cao tốc khác, đề nghị Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ, rà soát để cân đối chia sẻ một phần khối lượng cho dự án vành đai 3 TP.HCM. 

 

 

Minh Trang 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline