Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 18:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Bảo đảm cung ứng điện trong các đợt nắng nóng

Thứ ba, 04/07/2023 13:07

TMO - Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị phát điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia...triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho những tháng cuối năm 2023.

Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu các đơn vị phát điện tập trung nhân lực, vật tư và các điều kiện cần thiết nhằm khắc phục, sớm đưa vào vận hành các tổ máy, lò hơi đang bị sự cố tại Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 và 2. Khắc phục hiện tượng suy giảm công suất dưới định mức trong quá trình vận hành do sự cố các hệ thống phụ trợ, chất lượng nhiên liệu đầu vào, nhiệt độ nước làm mát đầu. Đồng thời tăng tần suất kiểm tra, theo dõi vận hành các thiết bị tại chỗ để đảm bảo độ tin cậy hoạt động của các tổ máy phát điện, phát hiện xử lý sớm các bất thường không để xảy ra sự cố, đặc biệt là sự cố chủ quan do lỗi của con người.

EVN cũng yêu cầu các đơn vị phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án, nhân lực, vật tư, thiết bị tại nhà máy để xử lý kịp thời nếu sự cố xảy ra nhằm khôi phục vận hành tổ máy trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, thực hiện duy tu bảo dưỡng các nhà máy nhiệt điện để đảm bảo vận hành an toàn, nâng cao độ khả dụng các tổ máy trong thời gian còn lại năm 2023 theo kế hoạch đã được duyệt. 

Theo EVN, từ đầu năm đến nay, tổng lũy kế sản lượng điện phát từ nguồn nhiệt điện đạt khoảng 70 tỷ kWh, trong đó nhiệt điện miền Bắc đạt hơn 44 tỷ kWh. Việc thực hiện đảm bảo nhiên liệu than cho phát điện đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị 29/CT-TTg và cụ thể hóa tại nhiều văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho những tháng cuối năm 2023. 

Triển khai thực hiện các chỉ đạo này, EVN yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thu xếp nguồn than cho sản xuất điện, đảm bảo cung cấp đủ và ổn định cho vận hành nhà máy điện năm 2023 và những năm tiếp theo.

Đối với lượng than vượt so với khối lượng than do Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc cung cấp, chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện chịu trách nhiệm thu xếp để đảm bảo vận hành nhà máy ổn định, tin cậy, an toàn và đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.

Theo báo cáo của TKV, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng khối lượng than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện than dự kiến đạt 21,3 triệu tấn (trong đó thực hiện 5 tháng đạt 17,3 triệu tấn và dự kiến tháng 6 đạt 4 triệu tấn) tương đương 105,2% tiến độ hợp đồng và tăng 3,08 triệu tấn (bằng 116,9%) so với cùng kỳ năm 2022.

Dự kiến nhu cầu than cấp cho điện tăng cao đến hết tháng 7/2023 sau đó sẽ giảm trong những tháng mùa mưa và tăng trở lại từ tháng 11/2023. Theo tính toán, nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện 6 tháng cuối năm 2023 khoảng 19 triệu tấn. Như vậy, than cấp cho điện năm 2023 dự kiến khoảng 40,3 triệu tấn, tương ứng đạt 105% khối lượng hợp đồng năm và bằng 115% so với năm 2022.

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) chủ động xây dựng và thường xuyên cập nhật các kịch bản linh hoạt ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện, đảm bảo an ninh hệ thống điện; đồng thời phải bám sát tình hình thời tiết, thủy văn các hồ chứa thủy điện, tình hình vận hành các nguồn điện để có điều chỉnh linh hoạt, điều tiết mực nước các hồ thủy điện lớn đảm bảo công suất huy động và điều chỉnh tần số hệ thống điện.

Theo kịch bản do A0 xây dựng, từ nay đến 20/7/2023, hệ thống điện đáp ứng được nhu cầu phụ tải khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, khu vực Bắc Bộ đang phải đối mặt với hiện tượng nắng nóng tăng cường, dự kiến kéo dài đến 12/7, trong đó cao điểm có khả năng sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/7 với nhiệt độ cao nhất lên tới 39 đến 40 độ C.

Dự kiến khoảng thời gian nắng nóng đến 12/7, phụ tải miền Bắc có thể đạt trung bình khoảng 440 triệu kWh ngày (cao nhất khoảng 470 triệu kWh/ngày với công suất đỉnh đạt 23.000 MW). Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, sản lượng tiêu thụ lớn nhất ngày 30/6/2023 của hệ thống là 854,6 triệu kWh (cao hơn ngày 29/6 là 21,6 triệu kWh, cao hơn ngày 28/6 là 46,1 triệu kWh), công suất đỉnh là 41.823 MW lúc 14h30; khu vực miền Bắc là 432,8 triệu kWh, công suất đỉnh là 20.751 MW lúc 22h30.

Các hồ thủy điện lớn khu vực Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đang nâng cao mực nước hồ chứa, phát điện theo quy trình vận hành và huy động phát điện của cơ quan điều hành. 

Đến ngày 4/7, mực nước hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tăng nhẹ, một số hồ chứa ở lưu vực sông, suối nhỏ khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên mực nước cao; Khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ giảm nhẹ so với ngày hôm qua, mực nước các hồ nằm trong phạm vi mực nước tối thiểu theo quy định của Quy trình vận hành. Các hồ thủy điện lớn khu vực Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đang nâng cao mực nước hồ chứa, phát điện theo quy trình vận hành và huy động phát điện của cơ quan điều hành.

Cụ thể, tại khu vực Bắc Bộ các hồ thủy điện lưu lượng về hồ tăng nhẹ so với ngày hôm qua: Hồ Lai Châu: 721 m3/s; Hồ Sơn La: 1284 m3/s; Hồ Hòa Bình: 235 m3/s; Hồ Thác Bà: 65 m3/s; Hồ Tuyên Quang: 603 m3/s; Hồ Bản Chát: 230 m3/s. Tại khu vực Bắc Trung Bộ: Các hồ thủy điện lưu lượng về hồ giảm nhẹ so với ngày hôm qua: Hồ Trung Sơn: 134 m3/s; Hồ Bản Vẽ: 47 m3/s; Hồ Hủa Na: 43.54 m3/s; Hồ Bình Điền: 7.42 m3/s; Hồ Hương Điền: 5 m3/s.

Khu vực Đông Nam Bộ: Các hồ thủy điện lưu lượng về hồ tăng nhẹ so với ngày hôm qua: Hồ Thác Mơ: 113 m3/s; Hồ Trị An: 740 m3/s.  Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Các hồ thủy điện lưu lượng về hồ thấp, dao động nhẹ so với ngày hôm qua: Hồ A Vương: 23.94 m3/s; Hồ Đăkđrink: 15.6 m3/s; Hồ Sông Bung 4: 40.2 m3/s; Hồ Sông Tranh 2: 84.7 m3/s; Hồ Sông Ba Hạ: 58 m3/s; Hồ Sông Hinh: 18 m3/s.

Khu vực Tây Nguyên: Các hồ thủy điện lưu lượng về hồ dao động nhẹ so với ngày hôm qua: Hồ Buôn Kuốp: 216 m3/s; Hồ Buôn Tua Srah: 66 m3/s; Hồ Đại Ninh: 23 m3/s; Hồ Hàm Thuận: 55.75 m3/s; Hồ Đồng Nai 3: 79.62 m3/s; Hồ Ialy: 304 m3/s; Hồ Pleikrông: 20 m3/s; Hồ Sê San 4: 445 m3/s; Hồ Thượng Kon Tum: 7.42 m3/s. Các hồ thủy điện lớn khu vực Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đang nâng cao mực nước hồ chứa, phát điện theo quy trình vận hành và huy động phát điện của cơ quan điều hành.

 

 

Thu Quỳnh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline