Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 13:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Bảo đảm cung ứng điện trong các đợt nắng nóng tiếp theo

Thứ sáu, 18/08/2023 14:08

TMO - Mặc dù thực trạng thiếu điện nghiêm trọng ở miền Bắc trong những thời điểm nắng nóng đã qua, tuy nhiên mùa nắng nóng 2024-2025 vào một số thời điểm nắng nóng gay gắt, miền Bắc có thể thiếu tối đa gần 2.000 MW.

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhu cầu điện hàng năm tăng trưởng cao, nhu cầu tiêu thụ điện (điện thương phẩm) giai đoạn 2016-2022 tăng trưởng bình quân 7,72%/năm; trong đó, trong 4 năm 2016-2019 tăng trưởng 9,6%/năm. Sản lượng điện thương phẩm bình quân trên một người dân năm 2022 ước đạt 2.425 kWh/người, tăng 1,55 lần so với năm 2015 (1.566 kWh/người).

Năm nay, phụ tải toàn quốc tăng cao đột biến (ngày 19/5/2023 đạt kỷ lục mới 918,5 triệu kWh, tăng 12,34% so với cùng kỳ); công suất tiêu thụ cực đại 43.300 MW (tăng 9,12% so với cùng kỳ). Do vậy, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu trong bối cảnh giá nguyên nhiên liệu trên thế giới đều tăng cao như hiện nay.

Trên thực tế, hệ thống điện đã đối mặt với khủng hoảng về mất cân bằng cung cầu điện vào các tháng 5 và 6 vừa qua, đặc biệt là khu vực miền Bắc, khi nhu cầu sử dụng điện toàn quốc tăng đột biến. Trong khi đó, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thiếu nhiên liệu và một số tổ máy nhiệt điện than bị sự cố do vận hành trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, dẫn đến thiếu hụt nguồn điện nghiêm trọng.

Việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân/ doanh nghiệp giải pháp tiết kiệm điện được chú trọng. 

Trong bối cảnh thiếu nguồn cung thì vai trò của khách hàng sử dụng điện (phía cầu) được cho là hết sức quan trọng trong sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm. Theo đó, từ ngày 17/5/2023 đến 16/6/2023, cả nước đã tiết kiệm được hơn 226 triệu kWh (chỉ tính riêng cho các nhóm khách  hàng: hành chính sự nghiệp, chiếu sáng công cộng, chiếu sáng quảng cáo trang trí  ngoài trời và cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm).

Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 – 2025 và các năm tiếp theo; trong đó đưa ra nhiều mục chỉ tiểu rất cụ thể như: hàng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ trên toàn quốc; các chỉ tiêu đối với các nhóm khách hàng sử dụng điện như: hành chính sự nghiệp 5%, sản xuất công nghiệp 2%...; thay thế 100% đèn LED trong chiếu sáng công cộng (tới năm 2030), 50% tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu tới năm 2030.

Theo dự báo, sang đến năm 2024-2025, việc cung ứng điện sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do phụ tải tiếp tục tăng cao, dự báo bình quân 9%/năm, tương ứng công suất tăng 4.000 – 4.500MW/năm. Trong khi đó nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành lại thấp hơn so với nhu cầu sử dụng điện, với 1.950MW (năm 2024) và 3.770MW (năm 2025), tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung và miền Nam.

Đặc biệt tại khu vực miền Bắc, công suất dự phòng của hệ thống điện thấp; trong khi nhu cầu điện cho miền Bắc tăng trưởng 10%/năm. Ở một số thời điểm nắng nóng của năm 2024, 2025, miền Bắc có thể thiếu tối đa gần 2.000 MW. Trước tình hình trên, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, để đảm bảo cung ứng điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tiết kiệm điện là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả, thiết thực nên cần được ưu tiên thực hiện.

Ngành điện triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng điện trong các mùa nắng nóng tiếp theo. 

Trước diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, và nhu cầu phụ tải được dự báo sẽ phục hồi trở lại, mỗi cá nhân, tổ chức cần đẩy mạnh, hành động ngay, liên tục và thiết thực các giải pháp về thực hành tiết kiệm điện trong thời gian tới. Đáng chú ý, nhận thức, thói quen và hành động của một cá nhân sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hành tiết kiệm điện của cả tổ chức/đơn vị, chính vì vậy mục tiêu xuyên suốt trong đào tạo và tuyên truyền chính là thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân để gia tăng hiệu quả hành động.

Các giải pháp đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các nhóm khách hàng chính trước hết cần hiểu được khách hàng (Thói quen tiêu thụ, đặc tính tiêu thụ, mức độ ảnh hưởng,…) sau đó triển khai một cách “đơn giản – dễ hiểu – dễ nhớ - trực quan – thực tiễn – hiệu quả” tương ứng với từng đối tượng. Để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu trong Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, ngoài sự chỉ đạo, giám sát của các bộ, ngành thì rất cần sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành tỉnh/thành phố, Sở Công Thương, đặc biệt là sự hưởng ứng và tham gia tích cực của tất cả các khách hàng sử dụng điện trên phạm vi toàn quốc. 

Để đảm bảo cấp điện cho mùa nắng nóng các năm tiếp theo, EVN khuyến nghị khách hàng sử dụng điện thực hiện tiết kiệm điện tối đa. Mục tiêu là trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hàng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ.

Giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện xuống dưới 6% trong giai đoạn tới năm 2025; Giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500 MW vào năm 2025; Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu…

 

 

Nguyễn Nam

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline