Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 21:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Ban hành chính sách hướng tới mục tiêu bảo tồn cây bản địa

Thứ tư, 16/02/2022 16:02

TMO - Thời gian gần đây, tỉnh Bình Định đang chú trọng đến công tác bảo tồn một số giống cây trồng bản địa, gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đầu năm 2022, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bình Định đến năm 2025. Theo đó, các cơ quan chuyên môn sẽ ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng bản địa như lúa cạn (lúa rẫy), lúa nếp, ngô nếp và giống sắn ngọt, gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như đa dạng sinh học, tỉnh Bình Định sở hữu nhiều loài động, thực vật đặc hữu với nguồn gen quý hiếm. Điển hình như tại Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn nằm trên địa bàn xã An Toàn (huyện An Lão, Bình Định) đang tồn tại đến 547 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 304 chi và 110 họ và 300 loài động vật thuộc 89 họ và 28 bộ của 4 lớp thú, chim, bò sát và lưỡng thê.

Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn là nơi bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm

Đặc biệt, trong số đó có 10 loài thực vật, 72 loài động vật thuộc diện quý hiếm và nguy cấp được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Ngoài ra, trong Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn đang có 4 loài thực vật cùng 14 loài động vật thuộc loài đặc hữu. Ở An Lão còn có 2 loại lan quý là lan kim tuyến và lan đai châu mọc tự nhiên trong rừng.

Tuy nhiên, do tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên theo kiểu “tận diệt”, đã gây suy thoái đa dạng sinh học nghiêm trọng, khiến các loài động, thực vật quý hiếm suy giảm dần. Cùng với đó, tác động của biến đổi khí hậu cũng đã góp phần khiến một số loài động vật quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng; các giống cây trồng có nguồn gốc bản địa, mang nguồn gen quý đang bị thoái hóa và có nguy cơ “mất tích” trong tự nhiên.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Bình Định đã xây dựng đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bình Định đến năm 2025. Mục tiêu của đề án là bảo tồn 56 nguồn gen 1 số loài thực vật, vi sinh vật đặc hữu trên địa bàn tỉnh. Thu thập, đánh giá hiện trạng bảo tồn 50 nguồn gen vi sinh vật và 6 nguồn gen thực vật đặc hữu. Xác định các yếu tố sinh thái, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các nguồn gen. Đồng thời xây dựng các mô hình bảo tồn, cũng như đề xuất biện pháp nhằm bảo tồn, phát triển các nguồn gen nói trên.

Ngay trong năm 2022, Bình Định sẽ tiến hành bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng như lúa cạn (lúa rẫy), lúa nếp, bắp nếp và giống mì ngọt có nguồn gốc bản địa gắn phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Bước sang năm 2023, Bình Định tiếp tục tiến hành bảo tồn nguồn gen dừa nước nhằm phục hồi rừng ngập mặn, phục vụ du lịch sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn nguồn gen lan đai châu phân bố ở rừng An Lão.

Giống lúa cạn của đồng bào dân tộc cũng nằm trong đề án nhóm cây trồng bảo tồn gen

Theo dự kiến, Bình Định sẽ bảo tồn 6 nguồn gen của 1 số giống cây trồng và giống hoa đặc trưng tại địa phương, gồm các giống lúa cạn Tà Bul, Ba Băk, BaTrăng, H’Ngok; giống bắp nếp; giống nếp Ngự thuần; giống mì ngọt bở địa phương; cây dừa nước và lan đai châu

Thời gian qua, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, tỉnh Bình Định đã áp dụng công nghệ nuôi cấy mô để bảo tồn nguồn gen dòng lan đại châu quý hiếm mọc tự nhiên trên rừng An Lão (Bình Định).

Giống lan đai châu hiện đang được Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện nuôi cấy mô.

Trong Đề án bảo tồn nguồn gen tỉnh Bình Định đến năm 2025, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ được UBND tỉnh Bình Định giao nhiệm vụ làm đơn vị chủ trì bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen một số giống cây trồng bản địa như lúa cạn, lúa nếp, ngô nếp và giống sắn ngọt. Một nhiệm vụ khác Viện cũng được UBND tỉnh Bình Định giao làm đơn vị chủ trì là bảo tồn và phát triển giống lan đai châu An Lão.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline