Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 16:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Bán đảo Sơn Trà – “hòn ngọc” xanh của Đà Nẵng

Thứ ba, 11/01/2022 15:01

TMO - Bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10 km về phía đông bắc. Với ba mặt giáp biển, mặt còn lại giáp đô thị, Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển duy nhất ở Việt Nam, nó được xem là lá phổi xanh của thành phố triệu dân này.

Theo người dân, Sơn Trà xưa kia là hòn đảo có 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn núi phía Tây hình dạng giống mỏ diều hâu nên gọi là Mỏ Diều, ngọn núi phí Bắc vươn về phía cửa biển dài như cổ ngựa nên có tên Cổ Ngựa và ngọn núi phía Đông Nam giống hình con nghê chồm ra biển nên có tên ngọn Nghê. Qua thời gian, nước biển  bồi đắp và dần tạo nên doi đất chạy từ đất liền ra đảo, từ đó hình thành nên bán đảo Sơn Trà.

Muốn đặt chân lên bán đảo Sơn Trà, cần phải đi qua bãi biển Mân Thái, đó là một bãi biển du lịch đối diện với những tòa cao ốc đồ sộ, cao ngất. Dường như đây đã và đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn minh đô thị, qua từng năm tháng những hoạt động kinh tế đã dần xóa đi những nét tự nhiên của bãi biển này. Nếu có sót lại cũng chỉ là tàn dư của một chút kỷ niệm của người dân bản địa.

Đi dần theo đường Hoàng Sa về phía Đông Bắc, cơ thể sẽ là nơi đầu tiên cảm nhận được ảnh hưởng khi lúc này cái lạnh sẽ hơi se se bởi những ngọn gió biển, những bóng cây sẽ gây ra phản ứng lạnh tức thời cho những du khách khi lên bán đảo Sơn Trà. Kèm theo đó là âm thanh từ thiên nhiên của những chú chim, tiếng đuổi nhau của bọn khỉ trên những cành cây, tiếng suối róc rách ở những khe nhỏ từ trong những mạch nước phía trên đỉnh chảy xuống, những âm thanh đó hòa quyện lại tạo nên bản “tình ca bán đảo Sơn Trà” hiếm nơi nào khác có được.

Để chinh phục được Sơn Trà, người ta kháo nhau rằng phải vượt qua được những con đèo ngoằn ngoèo ở đây, nó được xem là đặc sản của bán đảo Sơn Trà khi bao đã có rất nhiều người gặp sự cố khi đi tới đây tới mức chính quyền đã phải đặt nhiều biển cảnh báo an toàn ở nơi đây để hạn chế những sự cố đáng tiếc. Những con đường ở đây rất dốc, nó uốn lượn như hình dáng “rồng đạp mây” tạo nên vẻ huyền mỹ khi đứng từ trên cao ngắm xuống nhưng để trải nghiệm nó lại rất nguy hiểm cho những phượt thủ còn thiếu kinh nghiệm.

Những du khách dễ dàng hút hồn du khách bởi những cảnh đẹp hai bên cung đường đèo, nếu nhìn về phía núi thì sẽ thấy những thung lũng hẹp giữa những ngọn núi, đó là nơi sinh sống của tập thể sinh thái quý hiếm và đa dạng của bán đảo Sơn Trà như: Voọc chà vá chân nâu, mèo rừng, chồn bạc má,…và những thảm thực vật bậc cao đang được bảo vệ, đặc biệt voọc chà vá chân nâu ở đây được ghi nhận có số lượng nhiều nhất trên thế giới với khoảng 300-400 cá thể (Số liệu từ Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng năm 2018).Nhiều loài động, thực vật chọn đây là nơi trú ngụ cũng bởi thảm thực vật thuộc kiểu rừng kín thường xanh vào mùa mưa hoặc nhiệt đới, nhiệt độ giao động theo mùa không mấy khắc nghiệt và luôn mát mẻ, thích hợp sinh sống và phát triển của những loài này.

Nhìn hướng mắt về phía biển, càng cảm nhận rõ được sự rộng lớn bao la của đại dương, nói không ngoa khi đánh giá bán đảo Sơn Trà chính là “viên ngọc quý” mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Nẵng. Hiếm nơi nào ở trên mảnh đất Việt Nam mà núi với biển lại gần nhau tới vậy, mà cũng chẳng có nơi nào mà có được tầm nhìn rộng lớn và bao quát ra đại dương rộng lớn như ở Sơn Trà, đứng ở đây có thể phóng tầm mắt nhìn được cả biển Đông rộng lớn bao la. Ngoài những món quà quý giá được ban tặng từ thiên nhiên thì bán đảo Sơn Trà còn được xem là vị trí đắc địa về quốc phòng.

Ngày nay, cùng với sự phát triển về mặt Kinh tế - Đời sống – Xã hội, con người càng có nhiều lựa chọn về những địa điểm để du lịch, một trong số đó nhiều người hướng tới “du lịch xanh” để cùng hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, hít thở không khí trong lành, bỏ xa sự ồn ào náo nhiệt của chốn đô thị. Nếu như chưa biết đi đâu để tìm được nơi đó, hãy đặt chân đi phiêu du ở bán đảo Sơn Trà, nơi hội tụ đầy đủ mọi yếu tố để khiến mọi căng thẳng, phiền muộn về sinh kế biến tan, chỉ còn sự trong lành của không khí, sắc màu của thiên nhiên, một chút hơi gió của đại dương cùng những âm thanh sống động từ những loài động vật, những con suối ở tại nơi đây.

 

 

Ghi chép của Chiến Thắng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline