Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 21:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

Bạc Liêu hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm

Thứ bảy, 21/10/2023 06:10

TMO - Cùng với gạo và muối, con tôm được xác định là vật nuôi chủ lực, là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò là trụ đỡ và góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bạc Liêu. 

Tỉnh Bạc Liêu có chiều dài bờ biển hơn 56 km, có 3 vùng sinh thái mặn - ngọt - lợ; trong đó đất nuôi tôm chiếm gần 50% diện tích toàn tỉnh. Do vậy, tỉnh xác định nuôi trồng thủy sản là mũi nhọn trong phát triển, trực tiếp là con tôm. Bạc Liêu phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến tôm, là trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước.  

Nhiều mô hình nuôi tôm cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao được mở rộng triển khai. Cụ thể, với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong bể tròn nổi 500m3 (3 vụ/năm) cho năng suất bình quân 17,86 tấn/ha và cho tổng doanh thu trên 3,2 tỷ đồng/ha/năm, trừ chi phí 1,5 tỷ đồng/ha/năm, mang lại lợi nhuận cho người nuôi trên 1,7 tỷ đồng/ha/năm (tính giá tôm thương phẩm 180.000 đồng/kg và cỡ tôm 25 - 30 con/kg); Mô hình nuôi tôm trong ao đất trải bạt (diện tích 1.000m3/bể và 1ha bố trí 2 ao nuôi) cũng cho năng suất đạt trên 15 tấn/ha/2 vụ/năm và cho tổng doanh thu trên 2,7 tỷ đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí gần 1,5 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận cho người nuôi gần 1,3 tỷ đồng/ha/năm (tính giá tôm thương phẩm 180.000 đồng/kg và cỡ tôm 25 - 30 con/kg)…

Khai thác những lợi thế tại địa phương, tỉnh Bạc Liêu triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước. Ảnh: MĐ. 

Bạc Liêu hiện có 3 mặt hàng xuất khẩu chính đó là tôm, gạo và muối. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm - chiếm trên 95% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu hết năm 2023 kim ngạch xuất khẩu đạt 01 tỷ USD và đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 1,7 tỷ USD. Trong 9 tháng của năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt của tỉnh đạt trên 676 triệu USD, tăng trên 79% so với cùng kỳ ; trong đó, tôm đông lạnh ước đạt trên 659 triệu USD, tăng trên 7% so với cùng kỳ. Hàng hóa xuất khẩu với thủy sản ước đạt gần 66 nghìn tấn, tăng gần 8% so với cùng kỳ; trong đó, tôm đông lạnh ước đạt hơn 63 nghìn tấn, tăng gần 8% so với cùng kỳ.

Tuy vậy, thời gian gần đây, hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường. Sức mua giảm sút, các tiêu chuẩn, quy định về sản phẩm ngày càng khắt khe, diễn biến của thị trường và cạnh tranh trong chuỗi cung ứng ngày càng khó lường. Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2022 lần đầu tiên cán đích 11 tỷ USD. Trong đó, tôm là sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc… Xuất khẩu tôm năm 2022 ghi nhận con số kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng, thời gian tới, nếu muốn xuất khẩu tôm vào thị trường EU, phải tăng cường các sản phẩm thế mạnh như sản phẩm hữu cơ, bền vững; có biện pháp bán hàng và thanh toán phù hợp; tận dụng triệt để các lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) để nâng sức cạnh tranh.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực phấn đấu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm và hoàn thành chỉ tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu của tỉnh một tỷ USD ngay trong năm 2023, tạo được sức hút cũng như khả năng lan tỏa những lợi thế so sánh của Bạc Liêu đối với vùng và trên phạm vi cả nước. Tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án "Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước".

Theo đó, diện tích nuôi trồng thủy sản là hơn 157.000 ha (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 2,24%/năm); trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 6.000 ha (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 21,67%/năm); diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 23.100 ha (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 1,17%/năm). Sản lượng nuôi trồng thủy sản 480.000 tấn (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 13,25%/năm); trong đó sản lượng tôm 290.000 tấn (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 14,72%/năm); cá và thủy sản khác 190.000 tấn (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 11,2%/năm).

Đồng thời, tỉnh hình thành được vùng sản xuất giống tôm ứng dụng công nghệ cao, chủ động sản xuất, cung ứng từ 40 - 45 tỷ con giống đáp ứng nhu cầu giống tôm nuôi của tỉnh đồng thời xuất sang các tỉnh lân cận; lượng giống sản xuất đảm bảo chất lượng đạt trên 90%; cải thiện chất lượng con giống các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao. Quan trọng là phát triển năng lực chế biến, đưa tổng công suất thiết kế đạt 250.000 tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nuôi đạt 1,3 tỷ USD. Phấn đấu đến năm 2025 Bạc Liêu đứng ở vị trí hàng đầu về công nghệ chế biến tôm cả nước.

Tỉnh Bạc Liêu chú trọng phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học. 

Để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, tỉnh Bạc Liêu chú trọng phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển nuôi trồng thủy đặc sản có giá trị theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, phát triển mô hình nuôi thủy sản mới theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất thuỷ sản. Ưu tiên phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, xác định nuôi siêu thâm canh làm điểm nhấn, nhưng đảm bảo hệ thống xử lý nước thải; phát triển ổn định nuôi tôm sinh thái, mở rộng diện tích nuôi tôm - lúa theo hướng "lúa thơm, tôm sạch".

Để xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm phát triển ngành tôm của cả nước, địa phương đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ đa dạng hóa sản phẩm chế biến, nhất là ở phân khúc chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao; cung cấp kịp thời thông tin về nhu cầu thị trường tiêu thụ cũng như các rào cản kỹ thuật để doanh nghiệp biết và  chủ động trong sản xuất. Tỉnh cũng tăng cường xúc tiến thương mại; tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) để tận dụng các cơ hội tăng cường xuất khẩu vào thị trường mới... 

Tỉnh sẽ chú trọng việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 40% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản, 70% sản phẩm nuôi trồng thủy sản truy xuất được nguồn gốc. Cùng đó là phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển nuôi trồng thủy đặc sản có giá trị theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu; phát triển mô hình nuôi thủy sản mới theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất thuỷ sản. 

 

 

PV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline