Hotline: 0941068156

Thứ hai, 05/05/2025 20:05

Tin nóng

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ hai, 05/05/2025

Bắc Kạn tăng cường giải pháp bảo vệ nước đầu nguồn

Thứ bảy, 23/11/2024 06:11

TMO - Theo báo cáo của cơ quan chức năng, tổng lượng nước mặt hàng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ước tính khoảng 3,4 tỷ mét khối. Nước dưới đất khoảng 1,1 triệu mét khối/ngày. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm ngày càng trầm trọng, tỉnh Bắc Kạn đã tăng cường triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ  nguồn nước đầu nguồn, phục vụ hoạt động sinh hoạt, sản xuất.

Tỉnh Bắc Kạn hiện có 4 hệ thống sông chính là sông Cầu, sông Năng (nhánh sông Gâm), sông Phó Đáy, sông Bằng Giang. Tổng lượng nước mặt hàng năm trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 3,4 tỷ mét khối. Nước dưới đất khoảng 1,1 triệu mét khối/ngày. Để bảo vệ tài nguyên nước, nhất là nguồn nước đầu nguồn, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng và các địa phương chú trọng bảo vệ, phục hồi rừng đầu nguồn.

Bên cạnh đó đẩy mạnh trồng rừng và phủ xanh đất trống, ưu tiên trồng các loại cây bản địa, có khả năng giữ nước và chống xói mòn, đồng thời thực hiện phục hồi rừng tự nhiên. Tăng cường tuần tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi khai thác gỗ và phá rừng trái phép. Phát triển và nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng, giao đất, giao rừng cho người dân quản lý và hưởng lợi từ việc bảo vệ, tái tạo rừng đầu nguồn.

Đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ nguồn nước bằng các hình thức như: Sử dụng các phương tiện truyền thông, tổ chức hội thảo về bảo vệ nguồn nước. Theo số liệu quan trắc của ngành Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Bắc Kạn có 47 sông, suối có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó lưu vực sông Cầu có 14 sông, suối; lưu vực sông Năng có 15 sông, suối lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng có 15 sông, suối; lưu vực sông Phó đáy có 3 sông, suối.

Tổng lượng dòng chảy năm toàn tỉnh khoảng 3,4 tỷ mét khối. Phần thuộc lưu vực sông Cầu có tổng lượng dòng chảy năm là 998 triệu mét khối, lưu vực sông Năng là 1.190 triệu mét khối, lưu vực sông Bằng Giang 898 triệu mét khối, lưu vực sông Phó Đáy 314 triệu mét khối…Về chất lượng nước, do nằm ở đầu nguồn nên nhìn chung chất lượng nước của Bắc Kạn còn tương đối tốt.

Tuy nhiên, những năm gần đây có việc xảy ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ môi trường nước, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, sinh sống của người dân và vật nuôi khu vực hạ lưu. Trong năm 2024 một số sông vẫn còn bị ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản, đổ đất thải như: Sông Bắc Giang, sông Cầu, sông Nặm Cắt…

Hoạt động xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt tại các khu vực thành thị, nông thôn chưa được xử lý triệt để nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Theo đánh giá của Viện Khoa học Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy: Dưới tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, tình trạng căng thẳng về nước theo mùa ngày càng diễn biến phức tạp.

Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, đối với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Vốn dĩ, thu nhập của người dân trung du và miền núi phía Bắc phần lớn từ sản xuất nông, lâm nghiệp, tức là phải có đất, nước để sản xuất.

Tỉnh Bắc Kạn triển khai các giải pháp bảo vệ an ninh nguồn nước đầu nguồn, tránh tác động của ô nhiễm môi trường. (Ảnh minh hoạ). 

Tuy nhiên, quỹ đất sản xuất ở miền núi, vốn đã eo hẹp lại đối diện với nguy cơ thoái hóa, thậm chí bị sa mạc hóa, ngày càng trầm trọng. Lãnh đạo Viện Khoa học tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chia sẻ: Để tiếp tục bảo vệ, quản lý, sử dụng tài nguyên nước có hiệu quả, tỉnh Bắc Kạn cần thực hiện một số giải pháp, biện pháp cụ thể và cân nhắc, xem xét, kỹ lưỡng để triển khai như: Xây dựng hệ thống thông tin tài nguyên nước và hệ thống giám sát đi kèm phục vụ đánh giá, dự báo diễn biến nguồn nước.

Để bảo đảm an ninh nguồn nước, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó UBND tỉnh Bắc Kạn giao các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện Kế hoạch của Tỉnh ủy Bắc Kạn triển khai Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cụ thể, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh. Các sở, ngành, đơn vị, địa phương phổ biến, quán triệt các Luật, Nghị định, văn bản chỉ đạo về thực hiện công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Chú trọng việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn hoặc đe dọa xâm phạm an ninh, an toàn nguồn nước và đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi….

Bên cạnh sự nỗ lực của ngành, các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp mạnh tay để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm lấn, làm thu hẹp, ô nhiễm nguồn nước. Trên thực tế, địa phương cần kiểm tra thường xuyên, quyết liệt xử lý các hành vi vi phạm an toàn, an ninh nguồn nước cũng như các công trình cấp nước. Từ đó phát huy hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh nguồn nước trên địa bàn.

 

 

Hiền Anh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline