Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 21:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Bắc Kạn hoàn thiện hạ tầng thủy lợi đảm bảo an ninh nguồn nước

Thứ tư, 20/03/2024 14:03

TMO - Tỉnh Bắc Kạn hướng đến mục tiêu hoàn thiện hạ tầng thủy lợi đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, phục vụ đa ngành, đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồn nước; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện có 2.410 công trình thủy lợi, trong đó có 35 hồ chứa nước, 41 trạm bơm, còn lại là các công trình đập dâng, kênh dẫn nước tưới cho khoảng hơn 20.000ha/năm. Tổng chiều dài kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa gần 1.600km, chiếm 68% tổng chiều dài toàn bộ hệ thống.

Với hạ tầng này, tỉnh Bắc Kạn định hướng phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp, thoát nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh nguồn  nước, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh. Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn hán, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.

Bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; cấp và tạo nguồn cho khu đô thị, công nghiệp, khu nôngnghiệp công nghệ cao từ hệ thống công trình thủy lợi; chú trọng bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, phục vụ phát triển bền vững. Cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%, trong đó đến năm 2030 có 30%, năm 2050 có 60% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến. Đến năm 2030, diện tích cây trồng cạn được tưới đạt 70%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 30%; đến năm 2050 đạt 100%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 60%.

Do đặc điểm địa hình của Bắc Kạn chủ yếu là đồi núi nên giải pháp công trình cấp nước tưới chủ yếu là xây dựng các hồ chứa, đập dâng, kênh dẫn, trạm bơm... Giải pháp cấp nước tưới để giải quyết theo yêu cầu của nhiệm vụ quy hoạch là nâng cấp các công trình cấp nước tưới hiện có để đáp ứng được năng lực thiết kế và tiếp tục xây dựng mới các công trình ở nơi có điều kiện cho phép về địa hình, nguồn nước và tiềm năng đất canh tác.

Tỉnh Bắc Kạn triển khai quy hoạch hệ thống thủy lợi theo các lưu vực sông, nhằm đảm bảo nguồn nước sản xuất, sinh hoạt cho từng vùng. 

Các công trình thủy lợi hiện nay của tỉnh Bắc Kạn qua nhiều năm khai thác đã xuống cấp nghiêm trọng làm cho việc cung cấp nước tưới và sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn (nhiều diện tích đất còn để không chưa tận dụng được hết diện tích đất canh tác, năng suất cây trồng chưa cao, đa phần người dân chưa có nước sạch dùng trong sinh hoạt và các nhu cầu khác). Để nâng cao năng suất, mở rộng diện tích đất canh tác, tăng sản lượng lương thực và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thì việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tỉnh Bắc Kạn là hết sức cần thiết và cấp bách, đem lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế và xã hội, nâng cao dân trí và đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn.

Thời gian tới, địa phương này triển khai quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi lưu vực sông Cầu, nhiệm vụ các công trình thuỷ lợi giải quyết cấp nước tưới cho lúa đông xuân: 2.237 ha; lúa vụ mùa: 3.657 ha; 4.244 ha màu, cây ăn quả và cây công nghiệp. Toàn vùng sau khi nâng cấp tu bổ 203 công trình, gồm: 6 hồ chứa, 153 đập dâng, 37 kênh dẫn, xi phông và 7 trạm bơm cùng với các công trình đã được xây dựng kiên cố tưới được cho lúa vụ đông xuân: 2.009 ha; lúa vụ mùa: 3.089 ha; 973 ha màu và cây công nghiệp. Các công trình chính cần nâng cấp, tu sửa như: Hồ Pắc Nghiên – Xã Bình Trung – Huyện Chợ Đồn; Hồ Bản Chang – Huyện Ngân Sơn; Đập Tổng Chói - Xã Đồng Thắng - Huyện Chợ Đồn, tưới 20 ; ha; Kênh trung Thủy nông Thanh Mai - Xã Thanh Mai - Huyện Chợ Mới, tưới 45 ha; Đập Nà Lùng - Xã Thanh Vận - Huyện Chợ Mới, tưới 45 ha.

Như vậy diện tích còn lại theo yêu cầu nhiệm vụ quy hoạch, gồm: Lúa vụ đông xuân: 228 ha; lúa vụ mùa: 568 ha và 3.271 ha màu, cây lâu năm chưa có công trình cấp nước tưới. Biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ quy hoạch là đầu tư xây dựng mới công trình ở những vùng có điều kiện địa hình, nguồn nước và đất đai cho phép. Xây dựng mới 322 công trình, trong đó có 16 hồ chứa, 263 đập dâng, 37 kênh dẫn và 6 trạm bơm.

Toàn vùng sau khi cải tạo các công trình thuỷ lợi hiện có và xây dựng mới các công trình, tổng diện tích được tưới là: Diện tích lúa vụ Đông Xuân được tưới: 2.237 ha. Diện tích lúa vụ Mùa được tưới: 3.657 ha. Diện tích màu, cây công nghiệp: 2.707 ha. Diện tích trồng màu và cây công nghiệp lâu năm chỉ kết hợp tưới được một phần, còn lại 1.537 ha không được tưới bằng công trình do phần diện tích này nằm phân tán, trong thôn bản, trên các sườn đồi cao, nơi xa nguồn nước và nơi không có khả năng xây dựng công trình, phần diện tích này chủ yếu nhờ vào nước mưa để tưới. 

Đối với hệ thống công trình thủy lợi vưu vực sông Năng, nhiệm vụ các công trình thủy lợi giải quyết cấp nước tưới cho lúa đông xuân 2.992 ha; lúa vụ mùa: 5.014 ha; 6.710 ha màu, cây ăn quả và cây công nghiệp. Toàn vùng sau khi nâng cấp tu bổ 115 công trình, gồm: 82 đập dâng, 28 kênh dẫn và 5 trạm bơm cùng với các công trình đã được xây dựng kiên cố tưới được lúa vụ đông xuân: 2.678 ha; lúa vụ mùa: 4.047 ha; 1.800 ha màu và cây công nghiệp. Các công trình chính cần nâng cấp, tu sửa như: Đập Buốc Bó - Xã Cao Thượng – Huyện Ba Bể, tưới 20 ha. Đập Phiêng Kẽm - Xã Chu Hương – Huyện Ba Bể, tưới 30 ha. Như vậy diện tích còn lại theo yêu cầu nhiệm vụ quy hoạch, gồm: Lúa vụ đông xuân: 315 ha; lúa vụ mùa: 967 ha; 4.910 ha màu chưa có công trình cấp nước tưới.

Biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ quy hoạch là đầu tư xây dựng mới công trình ở những vùng có điều kiện địa hình, nguồn nước và đất đai cho phép. Xây dựng mới 508 công trình, trong đó có 1 hồ chứa, 232 đập dâng, 198 kênh dẫn và 77 trạm bơm đảm bảo tưới cho 315 ha lúa đông xuân, 967 ha lúa mùa và 1.753 ha màu, cây lâu năm. Các công trình chủ yếu gồm: Đập kênh Nà Cóc - Xã Công Bằng – Huyện Pác Nặm tưới 26 ha; Đập mương Nà Kiêng - Khang Ninh – Huyện Ba Bể, tưới 20 ha; Đập Bản Lài - Chu Hương – Huyện Ba Bể, tưới 30 ha; Đập Cốc Ngận - Mỹ Phương – Huyện Ba Bể, tưới 24 ha.

Toàn vùng sau khi cải tạo các công trình thuỷ lợi hiện có và xây dựng mới các công trình, tổng diện tích được tưới là: Diện tích lúa vụ Đông Xuân được tưới: 2.992 ha. Diện tích lúa vụ Mùa được tưới: 5.014 ha. Diện tích màu, cây công nghiệp: 3.553 ha. Diện tích trồng màu và cây công nghiệp lâu năm chỉ kết hợp tưới được một phần, còn lại 3.157 ha không được tưới bằng công trình do phần diện tích này nằm phân tán, trong thôn bản, trên các sườn đồi cao, nơi xa nguồn nước và nơi không có khả năng xây dựng công trình, phần diện tích này chủ yếu nhờ vào nước mưa để tưới.

Việc nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thủy lợi nhằm ổn định nguồn nước sản xuất cho các khu vực. 

Bắc Kạn triển khai quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi lưu vực sông Phó Đáy: Nhiệm vụ các công trình thủy lợi giải quyết cấp nước tưới cho lúa vụ đông xuân: 587 ha; lúa vụ mùa: 1.105 ha và 669 ha màu; cây ăn quả và cây công nghiệp. Sửa chữa, nâng cấp các công trình đã có và kiên cố hoá kênh mương. Toàn vùng sau khi nâng cấp tu bổ 39 công trình, gồm: 24 đập dâng và 15 kênh dẫn cùng với các công trình đã được xây dựng kiên cố tưới được cho lúa vụ đông xuân: 472 ha; lúa vụ mùa: 915 ha; 320 ha màu và cây công nghiệp.

Biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ quy hoạch là đầu tư xây dựng mới công trình ở những vùng có điều kiện địa hình, nguồn nước và đất đai cho phép. Xây dựng mới 225 công trình, trong đó có 2 hồ chứa, 205 đập dâng, 14 kênh dẫn và 4 trạm bơm với tổng diện tích tưới thiết kế là 115 ha lúa đông xuân, 190 ha lúa mùa và 500 ha màu, cây lâu năm. Các công trình chủ yếu gồm: Hồ Khuổi Pục - Xã Bình Trung- Huyện Chợ Đồn, tưới 20 ha. Hồ Pác Nghiến - Xã Bình Trung – Huyện Chợ Đồn, tưới 20 ha. Đập, kênh Nà Lào - Xã Phong Huân – Huyện Chợ Đồn, tưới 15 ha. Kênh Tổng Lự - Xã Yên Mỹ - Huyện Chợ Đồn, tưới 22 ha. Toàn vùng sau khi cải tạo các công trình thuỷ lợi hiện có và xây dựng mới các

Từ các công trình thủy lợi này, tổng diện tích được tưới là: Diện tích lúa vụ Đông Xuân được tưới: 587 ha. Diện tích lúa vụ Mùa được tưới: 1.105 ha; Diện tích màu, cây công nghiệp: 820 ha. Diện tích trồng màu và cây công nghiệp lâu năm chỉ kết hợp tưới được một phần, còn lại 40 ha không được tưới bằng công trình do phần diện tích này nằm phân tán, trong thôn bản, trên các sườn đồi cao, nơi xa nguồn nước và nơi không có khả năng xây dựng công trình, phần diện tích này chủ yếu nhờ vào nước mưa để tưới.

Ngoài ra, địa phương này triển khai quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi Lưu vực sông Bắc Giang: Nhiệm vụ các công trình thủy lợi này giải quyết cấp nước tưới cho: Lúa vụ đông xuân: 1.247 ha, lúa vụ mùa: 3.793 ha và 5.267 ha màu, cây ăn quả và cây công nghiệp. Toàn vùng sau khi nâng cấp tu bổ 114 công trình, gồm: 6 hồ chứa, 106 đập dâng và 2 trạm bơm cùng với các công trình đã được xây dựng kiên cố tưới được cho lúa vụ đông xuân: 1.094 ha; lúa vụ mùa: 3.126 ha, 1.559 ha màu và cây công nghiệp. Các công trình chính cần nâng cấp, tu sửa như: Hồ Thôm Bó – Xã Bình Văn - Huyện Chợ Mới, tưới 18 ha. Hồ Nà Hoạt – Xã Yên Cư – Huyện Chợ Mới, tưới 15 ha. Đập Khuổi Pấu, Nà Mực – Xã Văn Minh – Huyện Na Rì, tưới 20 ha. Đập Thôm Pùng – Xã Đổng Xá – Huyện Na Rì, tưới 15 ha. Đập Khuổi Tặc – Xã Văn Vũ – Huyện Na Rì, tưới 15 ha.

Biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ quy hoạch là đầu tư xây dựng mới công trình ở những vùng có điều kiện địa hình, nguồn nước và đất đai cho phép. Xây dựng mới 270 công trình, trong đó có 27 hồ chứa, 163 đập dâng, 70 kênh dẫn và 10 trạm bơm với tổng diện tích tưới thiết kế là 152 ha lúa đông xuân, 667 ha lúa mùa và 2.377 ha màu, cây lâu năm. Các công trình chủ yếu gồm: Hồ Khuổi Nà – Xã Bình Văn – Huyện Chợ Mới, tưới 25 ha. Đập Nà Cắt – Xã Bình Văn – Huyện Chợ Mới, tưới 17 ha. Hồ Yên Cư – Xã Yên Cư – Huyện Chợ Mới, tưới 30 ha. Hồ Thôm Bân, Nà Mực – Xã Văn Minh – Huyện Na Rì, tưới 18 ha. Hồ Bó Bủn – Xã Đổng Xá – Huyện Na Rì, tưới 12 ha. Đập Nà Phạ, phai Giàng – Xã Côn Minh – Huyện Na Rì, tưới 15 ha. Đập kênh Nà Quanh, Pắc Thôm – Xã Văn Vũ – Huyện Na Rì. Đập mương Pắc Slọ-Khuổi Vạc – Xã Văn Vũ – huyện Na Rì; Đập kênh Nà Dài – Xã Cư Lễ - Huyện Na Rì. Đập kênh Phai Khít – xã Đồng Xá – huyện Na Rì.

Toàn vùng sau khi cải tạo các công trình thuỷ lợi hiện có và xây dựng mới các công trình, tổng diện tích được tưới là: Diện tích lúa vụ Đông Xuân được tưới: 1.247 ha. Diện tích lúa vụ Mùa được tưới: 3.793 ha. Diện tích màu, cây công nghiệp: 3.936 ha. Diện tích trồng màu và cây công nghiệp lâu năm chỉ kết hợp tưới được một phần, còn lại 1.331 ha không được tưới bằng công trình do phần diện tích này nằm phân tán, trong thôn bản, trên các sườn đồi cao, nơi xa nguồn nước và nơi không có khả năng xây dựng công trình, phần diện tích này chủ yếu nhờ vào nước mưa để tưới.

Trong công tác tưới tiêu, ngoài giải pháp bảo đảm đủ nguồn nước tưới cho cây trồng và vật nuôi, phòng chống hạn bằng các biện pháp công trình là chủ yếu, còn có biện pháp phi công trình cũng góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiếu nguồn nước gây ra là rất cần thiết, đối với các vùng cấp nước tưới cần có những giải pháp sau: Trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng trên lưu vực các hồ chứa là biện pháp làm tăng khả năng giữ nước tạo nguồn sinh thuỷ cho các sông suối và hồ chứa về mùa kiệt, góp phần chống cạn kiệt dòng chảy, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, biện pháp bảo đảm an toàn công trình, sử dụng nước hợp lý, tránh rò rỉ thất thoát nước, lãng phí nước, áp dụng các biện pháp tưới tiêu khoa học tưới tiết kiệm nước.  Tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm, chủ động phòng, chống khi có hạn hán xảy ra...

 

 

Thu Hà

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline