Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/03/2025 07:03

Tin nóng

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Việt Nam – Singapore: Đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi số, kinh tế xanh, năng lượng sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Indonesia không ngừng phát triển mạnh mẽ trong 70 năm qua

Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị đầu tư của thế giới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia

Số vụ vi phạm về môi trường trong 2 tháng đầu năm giảm

Khẩn trương kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng thị trường lúa gạo

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Chủ nhật, 23/03/2025

Bắc Giang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cơ sở dữ liệu về đất đai

Thứ ba, 11/03/2025 12:03

TMO - Hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn 3 địa phương là thị xã Chũ, các huyện Lục Ngạn và Sơn Động chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai. Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên triển khai đồng bộ các giải pháp gấp rút hoàn thành nhiệm vụ trên.  

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, thực hiện dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai - VILG” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2023, toàn tỉnh đã có 7 huyện, thị xã, thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai gồm: Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế, Yên Dũng (nay thuộc thành phố Bắc Giang) và thị xã Việt Yên; riêng thành phố Bắc Giang (trước khi sáp nhập với Yên Dũng) và huyện Hiệp Hòa đã xây dựng được phần mềm cơ sở dữ liệu đưa vào sử dụng.

Đến nay, toàn tỉnh đã cập nhật thông tin của hơn 2,83 triệu thửa đất vào phần mềm cơ sở dữ liệu về đất đai. Trong đó, các địa phương cập nhật được nhiều là Lục Nam và thành phố Bắc Giang mỗi nơi hơn 600 nghìn thửa; Lạng Giang gần 550 nghìn thửa,... Nhờ có cơ sở dữ liệu đất đai, thời gian qua, cơ quan đăng ký đất đai và cơ quan thuế đã thực hiện hiệu quả việc liên thông điện tử xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn tỉnh.

Hiện toàn tỉnh còn 3 địa phương là thị xã Chũ, các huyện Lục Ngạn và Sơn Động chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai. Nguyên nhân do hệ thống thông tin đất đai ở những địa phương này chưa được chuẩn hóa; quá trình thu thập, cập nhật và số hóa dữ liệu đòi hỏi kinh phí lớn, trong khi đó, nhân lực có chuyên môn quản lý dữ liệu đất đai còn thiếu. Một số xã, thị trấn chưa hoàn thành việc đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính...

Tỉnh Bắc Giang đẩy nhanh tiến độ triển khai để hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. 

Hướng tới mục tiêu hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia trong năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương rà soát, đánh giá hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm hệ thống thông tin đất đai đang vận hành tại địa phương để có phương án lựa chọn, nâng cấp, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu về đất đai trong giai đoạn hiện nay, tạo thuận lợi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Sở Nông nghiệp và Môi trường làm chủ đầu tư dự án “Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận và xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn và thị xã Chũ, tỉnh Bắc Giang”. Huyện Hiệp Hòa làm chủ đầu tư dự án “Tăng cường quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện Hiệp Hòa”.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước nói chung và trong quản lý đất đai nói riêng phục vụ xây dựng Chính phủ số, chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số là xu thế tất yếu hiện nay. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cũng như các giải pháp kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu đất đai với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác là một trong các nhiệm vụ trọng tâm quốc gia hàng đầu.

Thời gian qua, với sự nỗ lực của các địa phương trên cả nước, sự chỉ đạo tập trung của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các bộ, ngành liên quan đã và đang nỗ lực thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đồng thời, triển khai kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các điều kiện cần thiết, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia các dịch vụ công về đất đai.

Theo thông tin từ Nông nghiệp và Môi trường, cả nước hiện có 484/705 đơn vị cấp huyện (thời điểm trước khi sáp nhập một số đơn vị cấp huyện) đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với gần 50 triệu thửa đất đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, 705/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành thống kê, kiểm kê đất đai (từ kỳ kiểm kê 2019) và đưa vào vận hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương; có 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Về kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai, 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với dữ liệu đất đai của 462/705 đơn vị cấp huyện; 49/63 tỉnh, thành phố đã kết nối, liên thông giữa cơ quan đăng ký đất đai với cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW, lãnh đạo Bộ yêu cầu Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường khẩn trương tham mưu lãnh đạo Bộ báo cáo Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường cần khẩn trương hoàn thành hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu (MPLIS), phối hợp với các đơn vị để đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các địa phương.../.

 

 

Thu Hoài 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline