Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 15:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Bắc Giang bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội

Thứ ba, 17/09/2024 14:09

TMO - Tỉnh Bắc Giang hướng tới mục tiêu bảo đảm chất lượng nguồn nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực.

Hiện nay, tổng lượng nước mặt trên toàn tỉnh khoảng 6.241 triệu m3/năm (kể cả lượng nước đã chuyển từ đập thủy lợi và lượng nước trên dòng chính sông Cầu, sông Thương qua tỉnh Bắc Giang). Trong đó lượng nước phân bố không đều theo các tiểu vùng, Tiểu vùng có lượng nước lớn nhất trong toàn tỉnh là sông Cầu với tổng lượng nước khoảng 2,35 tỷ m3/năm, Tiểu vùng có lượng nước nhỏ nhất trong toàn tỉnh là Sông Sỏi với tổng lượng nước khoảng 241,3 triệu m3/năm. 

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 273 đập, hồ chứa nước, với tổng lưu lượng nước khoảng 500 triệu m3; một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, trữ lượng nước khoảng 307 triệu m3; hồ Khuân Thần, trữ lượng khoảng 16,10 triệu m3; hồ Làng Thum, trữ lượng khoảng 8,14 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m3; hồ Đá Ong, trữ lượng khoảng 6,7 triệu m3. 

Tuy nhiên, trong những năm qua, do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ dân số tăng; các hoạt động xây dựng được đẩy mạnh, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh mẽ, theo hướng quy mô lớn... lượng chất thải, nước thải, khí thải theo đó tăng cao.

Theo kết quả quan trắc gần đây nhất của cơ quan chuyên môn đối với 50 vị trí nước mặt tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, cho thấy, có 47/50 vị trí bị ô nhiễm bởi các thành phần môi trường với mức ô nhiễm dao động từ 1,02 - 45,8 lần. Chất lượng nước các sông Thương, Cầu và Lục Nam qua kiểm tra tại các vị trí quan trắc đều bị ô nhiễm bởi các thông số hữu cơ, vi sinh vật. 

Đối với môi trường nước một số hồ lớn như: Đá Ong, Bầu Lầy, Cấm Sơn, Làng Thum, Suối Mỡ, Suối Nứa, Cầu Rễ và nước mặt ao, hồ trong khu dân cư trên địa bàn tỉnh, qua quan trắc cũng cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, bởi các chất hữu cơ, vi sinh, các kim loại nặng… Nguyên nhân do đây là nơi tiếp nhận nước thải từ khu dân cư, chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, lưu giữ nước thải nhiều năm chưa được cải tạo, nạo vét.

Tỉnh Bắc Giang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng nguồn nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực.

Trước tình trạng nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm, suy thoái, có nguy cơ cạn kiệt, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quy định, điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể: Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 26/7/2022 về việc phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 48/2022/QĐ-UBND ngày 1/11/2022 về quy định phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh...

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 1/2/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; tổ chức hoạt động điều tra cơ bản, lập quy hoạch, lập hành lang bảo vệ tài nguyên nước; phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tổ chức cấp phép khai thác tài nguyên nước; kiểm tra, xử lý các vi phạm... theo quy định. 

Với nhiệm vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn các đập, hồ chứa nước, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, bảo đảm 87% dân số ở thành thị và trên 58% dân số ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, đặc biệt là các huyện miền núi; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

Đến năm 2030, cân đối đủ nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn định mức nguồn nước sinh hoạt; tỷ lệ dân số được cấp nước sạch theo quy chuẩn đạt 92% (trong đó thành thị đạt 100%; nông thôn đạt 90%); hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước, trong các lưu vực sông; hệ thống công trình thủy; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đến năm 2045, chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế-xã hội. Bảo đảm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; dự báo, cảnh báo dài hạn để xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, công trình thủy lợi.

Thời gian tới, tỉnh Bắc Giang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các mục tiêu đề ra. Cụ thể, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới. Hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước. 

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước thông qua chủ động tăng cường nghiên cứu, đánh giá tác động của việc xây dựng các công trình, dự án thủy lợi và các hoạt động phát triển, đặc biệt là công trình thủy lợi ở các lưu vực sông, suối, tiếp tục triển khai nghiên cứu, xây dựng kịch bản phát triển, giải quyết các tác động cực đoan về hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.

Tăng cường công tác quy hoạch, điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá, dự báo trữ lượng nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước. Đồng thời, xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu địa phương về nguồn nước trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, bảo đảm sự kết nối, chia sẻ hiệu quả Trung ương và các sở, ngành, địa phương.

Các Sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp triển khai các giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn nước trên địa bàn. 

Chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế- xã hội. Phân bổ nguồn nước phải đảm bảo tính bền vững, dựa cơ sở đánh giá tương quan giữa nhu cầu khai thác sử dụng nước và khả năng đáp ứng nguồn nước. Trong đó, ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng theo thứ tự: sinh hoạt, công nghệ, nông nghiệp, và các lĩnh vực khác.

Đầu tư xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, chuyển nước đặc biệt là tại các huyện miền núi, khan hiếm nước, vùng chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Đầu tư đồng bộ, khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm trữ nước, điều hòa, phân phối nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị...

Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, hiệu quả Luật Tài nguyên nước 2023 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang giao Sở TN&MT có trách nhiệm xây dựng và triển khai chương trình tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước cho toàn thể tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước; cán bộ, côn chức, viên chức, người lao động thực hiện chức năng quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước; 

Các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện căn cứ theo chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của từng đơn vị, chủ động tổ chức hội nghị hoặc lồng ghép triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên nước cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên tại đơn vị, tổ chức của mình theo Kế hoạch.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn và báo chí ở địa phương có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên bằng nhiều hình thức; đồng thời đẩy mạnh thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền trên Cổng/Trang Thông tin điện tử của UBND tỉnh, UBND cấp huyện; các trang thông tin của các Sở, ban ngành.

Sở Tài nguyên Môi trường là cơ quan chủ trì tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến và tập huấn thi hành Luật Tài nguyên nước. Các cơ quan tham dự Hội nghị: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện, UBND cấp xã. Đồng thời, Sở Tài nguyên Môi trường là cơ quan chủ trì tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.

Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Y tế, Giao thông vận tải, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,… theo chức năng nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước đảm bảo chất lượng, tiến độ theo quy định phải tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước.

 

 

Hương Giang 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline