Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 16:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Ảnh viễn thám trong ngành tài nguyên và môi trường dùng để làm gì?

Thứ bảy, 13/01/2024 08:01

TMO - Ảnh viễn thám được sử dụng để phục vụ các nhiệm vụ, phục vụ quy hoạch tài nguyên nước và các dự án điều tra tìm kiếm nguồn nước vùng khô hạn, đặc biệt khó khăn; đánh giá sự thay đổi của lớp phủ bề mặt, đánh giá hiện trạng nguồn nước xuyên biên giới, điều tra về lũ, ngập lụt, áp thấp nhiệt đới phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai hoặc để sử dụng các dữ liệu chiết xuất từ bản đồ ảnh viễn thám.

Theo Cục Viễn thám quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong năm 2023, Cục Viễn thám quốc gia đã gửi công văn tới 84 đơn vị thuộc các bộ, ngành trung ương và 63 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu tổng hợp nhu cầu thu nhận dữ liệu viễn thám năm 2023. So với năm trước, số lượng các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng ảnh viễn thám giảm xuống nhưng số lượng dữ liệu ảnh viễn thám đề nghị cung cấp tăng lên nhiều do yêu cầu chụp ảnh ở các khu vực rộng lớn.

Mặt khác, đơn vị này đã triển khai tốt việc vận hành trạm thu viễn thám. Cả năm xử lý được 8.631 cảnh ảnh (tương đương với khoảng 4.316 cặp cảnh ảnh toàn sắc và đa phổ), trong đó số cảnh ảnh sạch (có độ che phủ mây nhỏ hơn hoặc bằng 10%) là 1.608 cảnh (tương đương với 804 cặp cảnh ảnh toàn sắc và đa phổ), chiếm tỉ lệ 18.6% trên tổng số cảnh thu được.

(Ảnh minh họa)

Đa số các đơn vị yêu cầu cung cấp tập trung chủ yếu là ảnh VNREDSat -1 và ảnh SPOT 6/7 phục vụ cho các nhiệm vụ thành lập bản đồ hiện trạng kiểm kê đất đai, đánh giá tình trạng thổ nhưỡng và chất lượng đất đai, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kiểm soát cháy rừng, đánh giá các loại rừng để làm cơ sở xây dựng khung giá đất rừng trên địa bàn tỉnh; giám sát ô nhiễm môi trường, thiên tai phục vụ công tác quản lý của ngành thủy sản, hải sản và đánh bắt xa bờ; giám sát tại khu vực ngoài biên giới phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh.

Đối với ngành tài nguyên và môi trường, ảnh viễn thám được sử dụng để phục vụ các nhiệm vụ, phục vụ quy hoạch tài nguyên nước và các dự án điều tra tìm kiếm nguồn nước vùng khô hạn, đặc biệt khó khăn; đánh giá sự thay đổi của lớp phủ bề mặt, đánh giá hiện trạng nguồn nước xuyên biên giới, điều tra về lũ, ngập lụt, áp thấp nhiệt đới phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai hoặc để sử dụng các dữ liệu chiết xuất từ bản đồ ảnh viễn thám…

Cục Viễn thám quốc gia cho biết, năm 2024, đơn vị này tiếp tục tập trung vận hành trạm thu VNREDSat-1, SPOT6/7; tiếp nhận và vận hành các trạm thu mới; triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia, nhiệm vụ theo dõi, giám sát một số loại hình sử dụng đất bằng công nghệ viễn thám; nhiệm vụ thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ giám sát tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai giám sát bằng công nghệ viễn thám.

Đồng thời, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, dự án của Đề án giám sát tài nguyên môi trường bằng công nghệ viễn thám; Dự án “Xây dựng trạm dò tìm, tiếp nhận và trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh” tại Bình Dương (thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN-Ấn Độ; Dự án ODA hợp tác với Italia “Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin địa lý về tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu, đánh giá rủi ro và giám sát môi trường cho Việt Nam dựa trên công nghệ viễn thám”.

 

 

Văn Nhi

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline