Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/10/2024 12:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 17/10/2024

An ninh nguồn nước khu vực châu Âu đang bị đe dọa

Thứ tư, 16/10/2024 06:10

TMO - Ô nhiễm, suy thoái môi trường sống, biến đổi khí hậu và việc khai thác quá mức các nguồn nước ngọt đang khiến hơn 60% lượng nước mặt của châu Âu ở tình trạng xấu.

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đã phân tích 120.000 vùng nước mặt và 3,8 triệu km2 khu vực nước ngầm tại 19 quốc gia của Liên minh châu Âu (EU) và Na Uy. Kết quả cho thấy chỉ có 37% các vùng nước mặt của châu Âu đạt tiêu chuẩn về chất lượng sinh thái, tức ở mức "tốt" hoặc "cao".  Đây là con số đáng lo ngại cho thấy tình trạng suy thoái nghiêm trọng của các hệ sinh thái sông, hồ và biển. Nguyên nhân chủ yếu do ô nhiễm không khí, như việc đốt than và khí thải từ ô tô, cũng như các hoạt động nông nghiệp, nơi chất thải đổ ra làm ô nhiễm đất.

Cảnh báo an ninh nguồn nước của châu Âu đang bị đe dọa. (Ảnh minh hoạ).

EEA cho biết các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm hạn hán và lũ lụt khắc nghiệt, và việc khai thác quá mức các nguồn nước ngọt đang gây sức ép lên các hồ, sông, vùng nước ven biển và nước ngầm của châu Âu ở mức "chưa từng có". Cơ quan này khuyến cáo ngành nông nghiệp châu Âu cần tăng cường sử dụng các phương thức canh tác theo hướng hữu cơ và thúc đẩy nông nghiệp sinh thái bền vững, kết hợp với sự thay đổi trong thói quen ăn uống của người dân. Các chính phủ cũng được khuyến nghị ưu tiên giảm lượng nước tiêu thụ và khôi phục hệ sinh thái, đặc biệt cần giảm 50% việc sử dụng thuốc trừ sâu từ nay đến năm 2030.

Báo cáo do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố gần đây tiếp tục gióng hồi chuông cảnh báo, thúc giục các quốc gia phối hợp bảo đảm an ninh nguồn nước trước những mối đe dọa hiện hữu. Báo cáo của WMO chỉ ra rằng, năm 2023 là năm nóng nhất từng được ghi nhận. Nhiệt độ tăng cao kỷ lục là một trong những nguyên nhân khiến các con sông trên thế giới trải qua năm khô hạn nhất. Tình trạng hạn hán trên diện rộng xảy ra ở miền nam nước Mỹ, khu vực Trung Mỹ và một số quốc gia Nam Mỹ. Mực nước sông Amazon và hồ Titicaca tại Nam Mỹ ở mức thấp nhất trong lịch sử. Giám đốc phụ trách thủy văn, nước và băng quyển của WMO Stefan Uhlenbrook nêu rõ, trong hơn 30 năm thu thập dữ liệu, cơ quan khí tượng của Liên hợp quốc chưa bao giờ chứng kiến quy mô hạn hán lớn như vậy trên thế giới.

Dữ liệu của WMO cho thấy, khối lượng các sông băng, nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở nhiều quốc gia, giảm mạnh nhất trong nửa thế kỷ qua. Theo đó, các sông băng mất đi hơn 600 gigaton nước chỉ trong một năm. WMO cảnh báo, về lâu dài, hiện tượng băng tan có thể đe dọa an ninh nguồn nước của hàng triệu người. Ủy ban về nước của Liên hợp quốc (UN-Water) ước tính, khoảng 3,6 tỷ người hiện đối mặt tình trạng thiếu nước sạch trong ít nhất một tháng mỗi năm và con số này dự kiến tăng lên 5 tỷ người vào năm 2050. Điều này đồng nghĩa thế giới không dễ đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc về bảo đảm việc tiếp cận và quản lý bền vững nguồn nước.

 

Bình An

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline