Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 07:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Thứ bảy, 12/07/2025

An Giang: Xây dựng công trình thủy lợi ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ hai, 02/09/2024 06:09

TMO - Tỉnh An Giang vừa đưa vào vận hành Dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho vùng Bảy Núi.

An Giang là tỉnh ở đầu nguồn của Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là tỉnh thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên (An Giang, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ), thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào mùa khô và các loại hình thiên tai khác như: lũ, dông lốc và sạt lở đất.

Hiện nay, tỉnh có 279.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó, có trên 10.000 ha đất sản xuất vùng cao, triền núi thuộc huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên. Diện tích chỉ sản xuất 1 vụ (mùa mưa/năm) có khả năng bị ảnh hưởng khô hạn do không có hệ thống thủy lợi phục vụ với diện tích 7.133,2 ha (Tri Tôn 2.300 ha; Tịnh Biên 4.833,2 ha); trong đó, có trên 85% diện tích của đồng bào dân tộc Khmer canh tác.

Trước tình hình trên, tỉnh An Giang triển khai và đưa vào vận hành dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang. Dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang được khởi công ngày 20/5/2020 có tổng mức đầu tư trên 147 tỷ đồng, gồm cụm công trình đầu mối và công trình phụ trợ hồ chứa nước Núi Dài 2, Hồ Cô Tô, Hồ Tà Lọt...

Hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi.  

Dự án nhằm ứng phó với tình hình thiên tai của tỉnh An Giang nói chung trong đó có ảnh hưởng bởi khô hạn, thiếu nước tưới mùa khô và ảnh hưởng của lũ núi vào mùa mưa tại khu vực miền núi huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên nói riêng. Đến nay, dự án đã có 2 công trình hồ chứa nước được khởi công và hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, gồm hồ Tà Lọt (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên) có tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng, với dung tích thiết kế 531.172 m3, chiều dài đập 1.016,0m; hồ Núi Dài 2 (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) có tổng mức đầu tư 28 tỷ đồng, với dung tích thiết kế 558.473m3, chiều dài đập 1.028m, sẽ đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất cho hơn 520ha đất nông nghiệp (xã An Hảo 340ha, xã Lê Trì 180ha).

Khi dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang được đưa vào hoạt động sẽ tăng cường khả năng tích trữ và điều tiết nước, chủ động tưới tiêu, phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy rừng vào mùa khô, cắt lũ núi trong mùa mưa.

Đồng thời, thực hiện dự án đa mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu, vận hành có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, hạn chế ảnh hưởng, tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập, đời sống cho bà con nhân dân vùng Bảy Núi An Giang nói riêng, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh An Giang nói chung.

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến ngành nông nghiệp, gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, sương muối, lũ lụt, áp lực dịch bệnh lên cây trồng. Cùng với việc đầu tư đồng bộ hạ tầng thủy lợi cho phát triển nông nghiệp, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang chú trọng nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN).

Địa phương này đặt mục tiêu, đến cuối năm 2025, 100% HTXNN của tỉnh được tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

An Giang xây dựng từ 3-5 mô hình HTXNN áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với BĐKH, mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất - kinh doanh để nghiên cứu, học tập và nhân rộng. Trong đó, ưu tiên lựa chọn các mô hình HTXNN đã và đang áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả; các HTXNN tham gia Dự án VnSAT; Đề án xây dựng mô hình HTX điển hình theo Quyết định 167/QĐ-TTg; Đề án thí điểm vùng nguyên liệu theo Quyết định 1088/QĐ-BNN-KTHT, ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiếp tục hỗ trợ củng cố, nhân rộng.

Tỉnh khuyến khích phát triển các mô hình HTX tổ chức sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (“1 phải, 5 giảm”, IPM, ICM,…), theo tiêu chuẩn chất lượng chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, SRP, ASC…). Đồng thời, phát triển các mô hình HTXNN áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác lúa hướng đến giảm phát thải khí nhà kính, tiếp cận quỹ chi trả môi trường lúa gạo (hệ thống thâm canh lúa SRI; tưới ướt khô xen kẽ...); mô hình luân canh, xen canh cây trồng, vật nuôi; mô hình HTXNN ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.../. 

 

 

Bích Ngọc

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline