Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

An Giang tăng cường phòng chống cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Thứ tư, 27/03/2024 07:03

TMO - An Giang đang bước vào cao điểm mùa khô nắng nóng kéo dài, độ ẩm thấp, làm nhiều cánh rừng trên địa bàn tỉnh có nguy cơ cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm.

Tỉnh An Giang có tổng diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp gần 16.820 ha; gồm rừng đặc dụng trên 1.832 ha, chiếm 10,9% diện tích đất lâm nghiệp; rừng phòng hộ diện tích trên 11.445 ha, chiếm 68% diện tích đất lâm nghiệp; rừng sản xuất là 3.542 ha, chiếm 21,1% diện tích đất lâm nghiệp. Mùa khô năm 2024, An Giang đã xác định tổng diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy với diện tích gần 7.370 ha, chiếm 43,70% tổng diện tích rừng toàn tỉnh. Trong đó, thị xã Tịnh Biên có trên 2.900 ha với nguy cơ xảy ra cháy tập trung ở khu vực như: Rừng tràm Trà Sư, rừng tràm Nhơn Hưng, núi Phú Cường, cụm núi Đất, núi Nhọn, đồi Kakô, khu vực Latina-Tà Lọt...

Toàn huyện Tri Tôn hiện có trên 6.980ha đất rừng, trong đó rừng tự nhiên trên 350ha. 3 tháng đầu năm 2024, huyện đã phát hiện và xử lý, chữa cháy kịp thời 6 vụ vi phạm sử dụng lửa, hầu hết là cháy thảm thực bì, dây leo, dây bụi dưới tán rừng, với tổng diện tích 2,05ha, tăng 1 vụ so cùng kỳ 2023. Nguyên nhân các vụ cháy do bất cẩn trong sử dụng lửa, đốt dọn rác, bắt ong, dọn rẫy… gây cháy lan vào rừng.

Huyện Tri Tôn hiện có 6 vùng trọng điểm cháy, trong đó có 3 khu vực trọng điểm rừng đồng bằng với trên 1.800ha rừng. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, tình trạng khô hanh, nắng nóng kéo dài còn tiếp diễn, dự kiến kéo dài đến giữa tháng 6/2024. Thành phố Châu Đốc có 49,9 ha với nguy cơ xảy ra cháy thuộc khu vực Núi Sam. Huyện Thoại Sơn có nguy cơ xảy ra cháy 50 ha gồm khu vực núi Tượng, Núi Nhỏ, Núi Sập.

Lực lượng kiểm lâm phối hợp với các lực lượng tại địa phương tuần tra khu vực rừng có nguy cơ cháy cao. Ảnh: VS. 

Ban Quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng tỉnh An Giang được giao quản lý rừng và đất rừng phòng hộ và đặc dụng, phân bố chủ yếu trên địa bàn của các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Tịnh Biên, thành phố Châu Đốc, với diện tích gần 13.280 ha. Trong đó, rừng và đất rừng đặc dụng trên 1.832 ha; rừng và đất rừng phòng hộ là 11.445 ha. Để làm tốt công tác phòng chống cháy rừng mùa khô năm 2024, Ban quản lý rừng đã xây dựng và triển khai thực hiện 5 phương án bảo vệ rừng- phòng chống cháy rừng. Các đơn vị trực thuộc xây dựng phương án để tăng cường và ứng trực công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cũng như bố trí dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024. 

Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân; đồng thời, vận động người dân và thuê mướn nhân công đổ nước bổ sung vào các bồn dự trữ nước do hộ nhận khoán quản lý và phát dọn cỏ vệ sinh làm giảm vật liệu cháy trong rừng; xây dựng đường băng cản lửa và đường tuần tra phục vụ PCCCR. Bố trí dụng cụ, phương tiện và hợp đồng PCCCR tại gần 200 điểm gồm: 28 máy chữa cháy đồng bằng và đồi núi; 65 máy chữa cháy đeo vai; 14 máy thổi gió cầm tay và đeo vai; 1 xe chữa cháy tự chế; 1 xe bán tải; hơn 2.600 can nhựa 10 lít và một số dụng cụ thủ công khác… Đồng thời, xây dựng 3 cầu tạm phục vụ cho công tác tuần tra chống chặt phá và PCCCR tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Tân Tuyến.

Để phòng, chống cháy rừng trong mùa khô, tỉnh An Giang quyết tâm phòng cháy tốt, chữa cháy kịp thời, hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, dụng cụ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Lực lượng quân sự các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và thành phố Châu Đốc xây dựng kế hoạch hiệp đồng chữa cháy rừng tại địa phương, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có lệnh huy động. Các lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh tăng cường phối hợp trong phòng cháy chữa cháy rừng; sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra; tăng cường hướng dẫn các chủ rừng và chủ nhận khoán rừng chấp hành đúng quy trình kỹ thuật phòng cháy rừng trên địa bàn quản lý. 

Địa phương này chuẩn bị các phương tiện sẵn sàng ứng phó, giảm thiệt hại do cháy rừng (Ảnh minh họa). 

Tỉnh An Giang đã trang bị 4 xe tải phục vụ chuyển quân phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng, trong đó có 3 xe tải 5,5 tấn và 1 xe tải 1,25 tấn cơ động. Các lực lượng còn sử dụng một xe chuyên dùng cơ động của Hạt Kiểm lâm liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc, 1 xe 15 chỗ của Hạt Kiểm lâm liên huyện Tri Tôn - Thoại Sơn quản lý, 59 xuồng và vỏ lãi. Các huyện trên địa bàn An Giang còn trang bị 126 máy chữa cháy chuyên dụng; 146 máy chữa cháy đeo vai và trên 7.500 các dụng cụ như thùng chứa nước, bình xịt, can đựng nước, bàn đập lửa, bàn cào, kẻng báo động… để sẵn sàng ứng phó với các tình huống cháy lớn.

Năm 2023, tỉnh An Giang xảy ra 13 vụ cháy rừng với tổng diện tích gần 10,3 ha, tăng 13 vụ so với năm 2022. Trong đó, xảy ra 10 vụ cháy rừng phòng hộ với tổng diện tích 1,36 ha; 3 vụ cháy rừng sản xuất với tổng diện tích gần 9 ha. Các vụ cháy rừng phòng hộ không gây thiệt hại đối với rừng, chủ yếu cháy cây bụi, dây leo, trảng cỏ khô; rừng sản xuất có diện tích bị thiệt hại gồm tràm tái sinh và rừng tràm tới chu kỳ khai thác. Nguyên nhân các vụ cháy là do người dân bắt ong, đốt đồng, đốt dọn rác, sử dụng lửa bất cẩn…

UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, thị xã Tịnh Biên, thành phố Châu Đốc và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường kiểm tra, giám sát các khu vực trọng điểm cháy; tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 trong giai đoạn cao điểm mùa khô; nghiêm cấm các hoạt động dùng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong thời kỳ cao điểm về cháy rừng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Trước tình hình nắng nóng kéo dài là điều kiện phát sinh cháy, đặc biệt là cháy rừng, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (C07, Bộ Công an) đã khuyến cáo chủ rừng và người dân cần thực hiện nghiêm những biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng trong đợt cao điểm mùa khô năm 2024.

Theo đó các chủ rừng và người dân cần chủ động nắm bắt, cập nhật thông tin về thời tiết, khí hậu, thực hiện tốt công tác dự báo tình hình, cấp dự báo cháy rừng, vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Các chủ rừng, cơ sở và người dân sinh sống, hoạt động ven rừng, trong rừng cần chủ động lập các biển cảnh báo nguy cơ cháy rừng, đồng thời phải nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong công tác này; quản lý chặt chẽ trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; thường xuyên nghiên cứu, tham gia tập huấn kiến thức, kỹ năng chữa cháy rừng.

Các chủ rừng phải tổ chức thường trực phòng cháy, chữa cháy, tăng cường công tác tự kiểm tra, tuần tra kiểm soát tại các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao nhằm phát hiện sớm các điểm cháy rừng và triển khai xử lý có hiệu quả an toàn… Chủ rừng phải bảo đảm các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định, như: có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tạo đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa; nguồn cấp nước chữa cháy; chòi quan sát phát hiện cháy rừng; tháp quan trắc lửa rừng; hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống dự báo, cảnh báo cháy rừng và các công trình khác phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng.

Khi đốt nương, làm rẫy, dọn dẹp thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng, người dân phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng; tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều. Trước khi đốt phải thông báo với chính quyền địa phương; trong khi đốt phải chia các vật liệu cháy thành từng nhóm nhỏ và xử lý lần lượt, quá trình đốt phải bố trí đầy đủ người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa...

 

 

Phương Thoa 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline