Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/07/2025 19:07

Tin nóng

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Thứ bảy, 19/07/2025

An Giang: Phát huy hiệu quả mô hình cộng đồng bảo vệ tài nguyên nước

Thứ bảy, 19/07/2025 05:07

TMO - Tại An Giang, nhiều mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên nước đã và đang phát huy hiệu quả rõ nét, góp phần nâng cao ý thức người dân và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Những năm gần đây, An Giang chú trọng nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt tại các vùng nông thôn và khu vực đầu nguồn. Nhiều tổ, nhóm tự quản được thành lập để theo dõi chất lượng nước sinh hoạt, kịp thời phát hiện các dấu hiệu ô nhiễm, đồng thời tuyên truyền cho người dân không xả rác, nước thải chưa xử lý ra sông, kênh rạch.

Tại một số địa phương, các mô hình “khu dân cư bảo vệ nguồn nước” hay “xóm không rác ven sông” đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giữ gìn dòng chảy sạch, an toàn. Ngoài ra, các trường học cũng tích cực đưa nội dung bảo vệ nước vào hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh hình thành thói quen tiết kiệm và sử dụng nước đúng cách.

Nhờ đó, nhận thức cộng đồng từng bước được nâng cao, chuyển từ thụ động sang chủ động trong việc giữ gìn tài nguyên quý giá này. Chính sự tham gia tích cực của người dân đã tạo nền tảng vững chắc để An Giang triển khai hiệu quả các chính sách quản lý tài nguyên nước, hướng tới phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

Theo đánh giá của chuyên gia, các tuyến sông, kênh, rạch có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống. Ở đô thị, các tuyến sông, kênh, rạch được ví như chiếc máy điều hòa làm mát không khí, giữ chức năng chống úng ngập cục bộ, giúp phát triển cây xanh, thảm cỏ, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Tại nông thôn, các tuyến sông, kênh, rạch cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt... Tuy nhiên, do tập quán sinh sống lâu đời của cộng đồng dân cư vùng sông nước, nên các sông, kênh, rạch ở An Giang (và nhiều địa phương) ngoài chức năng giao thông thủy, lưu chuyển hàng hóa, cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống, thì còn là nguồn tiếp nhận nước thải của toàn bộ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Đặc biệt, nhiều hộ sinh sống còn vứt rác, xả thải trực tiếp xuống các tuyến sông, kênh, rạch. Những con sông, kênh, rạch bị ô nhiễm nguồn nước thải do hoạt động sản xuất, chế biến nông - thủy sản của các doanh nghiệp trong các khu - cụm công nghiệp... Ngoài ra, còn phải kể đến tình trạng lấn chiếm sông rạch để cất nhà và công trình xây dựng trái phép cũng góp phần tăng thêm ô nhiễm.

Công nhân môi trường dọn rác trên sông. (Ảnh: KO). 

Nếu trước đây có nhiều sông ngòi, kênh, rạch… rộng và sâu, nước trong xanh, thì nay nhiều đoạn kênh, rạch đã bị lấp, bị cạn hoặc còn thì tràn đầy đủ loại rác thải cùng với màu nước đen đi kèm với mùi hôi thối trở thành nỗi ám ảnh của người dân sống xung quanh bất kỳ mùa nào trong năm. Theo chia sẻ của người dân xã Thoại Sơn,  nếu trước đây, nước ở dưới kênh, rạch rất sạch, thì bây giờ rác nhiều, cá cũng không còn nhiều. Chỉ khi nước chảy sạch hơn mới có thể tắm và giặt đồ”.

Ngoài ra, việc thải bừa bãi các loại rác sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ và đặc biệt là vẫn còn không ít người sử dụng xong rác thải nông nghiệp, như: Các loại chai lọ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng… bỏ ngay tại chỗ. Sau khi có nước lớn, rác thải nông nghiệp theo dòng nước tụ về các mương, kênh thủy lợi xuống các sông, kênh, rạch và phát tán rộng hơn theo dòng chảy. Điều này hết sức nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Bên cạnh đó, một số hộ còn tự ý cơi nới, xây dựng lấn chiếm hành lang kênh rạch gây thu hẹp, ách tắc dòng chảy. Các cơ sở hoạt động thương mại, chợ, khu/cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi chưa quan tâm đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Ngoài ra, các tuyến kênh, rạch bị ô nhiễm còn do phải tiếp nhận một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý từ các cống thoát nước thải đô thị đấu nối trực tiếp thải ra…

Đây cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm các tuyến sông, kênh, rạch, ảnh hưởng sức khỏe và môi trường sống của người dân. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó, ngoài các giải pháp khắc phục ô nhiễm của các cấp chính quyền địa phương và ngành chức năng, cần sự chung sức của mỗi người dân và cộng đồng.

Mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung bằng những hành động thiết thực, đơn giản, như: Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định… Bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói riêng, là một trong những việc làm rất quan trọng nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân và cộng đồng. Để làm được điều này, mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan, giữ gìn vệ sinh chung bằng những hành động thiết thực hàng ngày dù là nhỏ nhất..

Người dân dọn rác trên sông, khơi thông dòng chảy, bảo vệ nguồn nước. (Ảnh: HL). 

Do đó, việc phát huy hiệu quả của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên nước đang trở thành hướng đi bền vững và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại An Giang. Trên nền tảng này, cùng với việc bảo vệ nguồn nước tự nhiên, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi tỉnh An Giang, giai đoạn 2020 – 2025.

Để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, từng bước cải thiện chất lượng nước, tiến tới đảm bảo chất lượng nguồn cấp nước đáp ứng yêu cầu của sản xuất, dân sinh. Địa phương đã đặt ra những mục tiêu cụ thể: Quản lý việc cấp phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong đó đến hết năm 2025, đạt tỷ lệ 80% các cụm công nghiệp và làng nghề có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ) phải có giấy phép theo quy định.

Đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi của các bệnh viện, khu, cụm công nghiệp và các làng nghề. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý kịp thời các hành vi vi phạm mới phát hiện.

Địa phương tập trung truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường các biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…Với định hướng rõ ràng và sự tham gia đồng thuận từ cơ sở, An Giang đang tạo dựng một hệ sinh thái quản lý tài nguyên nước toàn diện, trong đó cộng đồng tiếp tục giữ vai trò trung tâm, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước cho hiện tại và tương lai.

 

Hồng Nga

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline