Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 11:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

An Giang phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu gạo

Thứ bảy, 23/03/2024 07:03

TMO - Ngành lúa gạo An Giang phấn đấu xuất khẩu gạo đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; thị trường châu Phi chiếm khoảng 12%...

An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang) với tổng sản lượng gần 4 triệu tấn/năm, xuất khẩu đạt từ 500-550.000 tấn gạo/năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 250 triệu USD, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và trở thành một trong bốn ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tổng diện tích sản xuất lúa gạo của tỉnh hằng năm khoảng 640.000ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt hơn 6 tấn/ha.

Tỉnh An Giang có 14/167 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, công suất xay xát thực tế trên 3,2 triệu tấn/năm. Hiện sản phẩm gạo đã có mặt và tạo uy tín tại các thị trường lớn trên thế giới. Sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay là: gạo thơm, gạo trắng, gạo lức, gạo đồ, tấm, nếp,....

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,381 tỷ USD, tăng 2,08% so cùng kỳ, vượt 0,4% so với kế hoạch. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1,179 tỷ USD, tăng 2,75% so cùng kỳ, vượt 0,3% so với kế hoạch. Riêng mặt hàng gạo, các doanh nghiệp của tỉnh đã xuất đến 60 thị trường khác nhau trên thế giới, đạt gần 580 nghìn tấn, tương đương 339 triệu USD; so với cùng kỳ tăng trên 9% về sản lượng và tăng gần 16% về kim ngạch.

An Giang là địa phương có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang). 

Thời gian qua, việc tìm ra giải pháp nhằm giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hạt lúa luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Hiện, tỉnh đã và đang triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo kết hợp đẩy mạnh nhân rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, hình thành các chuỗi sản xuất lúa gạo. Trong đó có hình thành các hợp tác xã sản xuất lúa gạo liên kết với doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả đề án “Phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ chế biến và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai. UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch số 507/KH-UBND “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, với mục tiêu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” là sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Tỉnh tập trung nâng cao danh tiếng, tạo dựng uy tín, thương hiệu cho sản phẩm gạo An Giang, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Sau khi nhãn hiệu “Gạo An Giang” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký (loại nhãn hiệu chứng nhận), tỉnh An Giang sẽ cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” cho khoảng 10 tổ chức, cá nhân có sản phẩm gạo tỉnh An Giang.

Ước tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 của tỉnh đạt 1,41 tỷ USD, tăng 2,6% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,185 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 225 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng gạo, năm 2024, An Giang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 325 triệu USD. Từ nay đến năm 2030, An Giang tập trung tăng trị giá xuất khẩu gạo. Giai đoạn 2020 - 2023, lượng gạo xuất khẩu bình quân hàng năm của tỉnh đạt khoảng 540.000 tấn, trị giá đạt bình quân hằng năm từ 293 triệu USD. Giai đoạn 2024 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hàng năm của tỉnh đạt từ 570.000 - 600.000 tấn, trị giá xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định. Dự kiến giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của An Giang đến năm 2030 đạt 330 triệu USD.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu. Cụ thể, đến năm 2030, tỷ trọng gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 27% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 32%; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica chiếm khoảng 24%, gạo nếp chiếm khoảng 10%. Các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng trên 8%.

Ngành lúa gạo An Giang đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại nhiều thị trường. 

Ngành lúa gạo An Giang cũng đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu gạo đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; thị trường châu Phi chiếm khoảng 12%; thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 3%; thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%; tỷ trọng 6% còn lại là ủy thác xuất khẩu.

Theo đó, ở thị trường châu Á, thị phần gạo An Giang tiếp cận vào thị trường nhập khẩu gạo của Hàn Quốc và Nhật Bản; giữ vững thị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, thị trường Trung Quốc và các khu vực còn lại. An Giang đẩy mạnh thâm nhập các thị trường châu Phi, đặc biệt ở các nước có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo lớn; khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê út, UAE. Tại thị trường châu Âu, tỉnh tăng khối lượng gạo xuất khẩu vào khu vực, tương xứng với tiềm năng của thị trường. Thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương tập trung phát triển thị trường gạo An Giang tại các nước thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như: Canada, Chile, Mexico và Peru...

UBND tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền, loại bỏ việc canh tác các giống lúa kém chất lượng, không hiệu quả. An Giang sẽ tập trung phát triển thương hiệu gạo thân thiện môi trường để hướng tới các thị trường tiêu chuẩn cao, giá trị cao; đầu tư phát triển mạnh hơn các loại gạo giá trị cao, đã tạo được hình ảnh thương hiệu như: Loc Troi 1, Loc Troi 28... nhằm tăng cường xuất khẩu các mặt hàng gạo thơm chất lượng cao. Đẩy mạnh đưa mặt hàng gạo An Giang vào hệ thống phân phối nước ngoài; hỗ trợ các thương nhân thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc.../.

 

 

Lê Hưng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline