Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 16:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

An Giang chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ ba, 18/01/2022 16:01

TMO - Xác định đưa sản xuất nông nghiệp trở thành mũi nhọn trong nền kinh tế, thời gian qua tỉnh An Giang đã chủ động nhiều giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm khắc phục khó khăn để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp chủ động áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Đến nay, tỉnh có hơn 500.000 ha áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”(giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu, tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả), đạt 91,7% diện tích xuống giống và hơn 340.000 ha áp dụng “1 phải, 5 giảm” (phải sử dụng giống lúa nguyên chủng, giảm hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lượng nước tưới và thất thoát sau khu hoạch

Từ đó, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Đồng thời, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như: Sử dụng màng phủ nông nghiệp, hệ thống tưới phun tự động, hệ thống tưới nhỏ giọt, phân hữu cơ sinh học, trồng rau màu trong nhà màng, nhà lưới, sơ chế rau, màu an toàn... sản xuất theo hướng VietGAP.

Ngành Nông nghiệp An Giang đẩy mạnh hệ thống tưới tiên tiến để nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, hạn chế phụ thuộc vào tự nhiên
 

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang rau màu và cây ăn trái giúp giảm nhu cầu sử dụng nước, giảm lượng phát thải khí nhà kính ra bên ngoài môi trường. Mở rộng hoạt động này, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh chuyển đổi được 30.835ha. Hệ thống tưới tiêu tiên tiến trong sản xuất (hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước) được áp dụng trên 1.544ha cây ăn trái, 1.887ha rau màu. Tỉnh hỗ trợ hộ chăn nuôi xây mới 534 công trình khí sinh học Biogas Composite; làm 30 đệm lót sinh học để xử lý chất thải. Bao bì thức ăn chăn nuôi được các hộ thu gom, tận dụng may vách ngăn chuồng nuôi, làm chuồng úm, thu gom phân, chất thải…

Đồng thời, tỉnh đã đầu tư xây dựng 30 hố chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tại 9 xã, phường thuộc TX. Tân Châu, 20 hố tại xã Phú Xuân (huyện Phú Tân), 3 hố tại huyện Thoại Sơn; thí điểm mô hình thu gom, xử lý bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại huyện Thoại Sơn và Tri Tôn; tổ chức nhiều đợt thu gom rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật… Riêng ngành lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong phát triển và bảo vệ rừng, kết hợp khai thác hình thức du lịch sinh thái. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán được duy trì.

Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện các dự án ứng phó với BĐKH, hoàn thành đưa vào sử dụng mô hình hồ chứa nước vùng khô hạn phục vụ nước sinh hoạt cho dân cư huyện Tri Tôn; khắc phục sạt lở bờ sông Hậu (phường Bình Đức, TP. Long Xuyên); xử lý sạt lở bờ sông Hậu (khu vực Vàm Nao, huyện Chợ Mới); nâng cấp hệ thống đê cấp III vùng Đông kênh Bảy Xã (TX. Tân Châu); kè chống sạt lở bờ sông Hậu bảo vệ TP. Long Xuyên; xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với BĐKH, phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi… Năm 2020-2021, tỉnh đưa vào sử dụng các dự án kè chống sạt lở sông Hậu.

Tỉnh chú trọng đến đầu tư, nâng cấp hệ thống đê, kè bờ chống sạt lở

Để ứng phó với BĐKH, tỉnh còn quan tâm phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến, thông qua nghiên cứu xây dựng thành công mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng BĐKH cho vùng nuôi tôm càng xanh huyện Thoại Sơn. Triển khai 3 đề tài nghiên cứu: Các giải pháp tạo nguồn nước, xây dựng mô hình khai thác sử dụng tổng hợp để phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nước sinh hoạt cho huyện Tri Tôn và Tịnh Biên; xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro về lũ, hạn, mặn trong sản xuất nông nghiệp; áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã 3 sông Hậu, sông Vàm Nao (khu vực sạt lở xã Mỹ Hội Đông).

Để nâng cao hiệu quả ứng phó với BĐKH trong thời gian tới, tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực cho các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách; áp dụng mô hình sản xuất sạch trong nông nghiệp, phương thức, kỹ thuật canh tác nhằm ngăn chặn tình trạng thoái hóa đất đai, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất; có kế hoạch xử lý môi trường sau thu hoạch, đặc biệt trong và sau mùa lũ...

 

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline