Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

An Giang chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô

Thứ ba, 27/02/2024 10:02

TMO - Trước diễn biến phức tạp của tình hình nắng nóng trong mùa khô năm nay, UBND tỉnh An Giang chỉ đạo Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm An Giang và các địa phương đã chủ động triển khai nhiều phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Toàn tỉnh An Giang hiện có 13.227,2 ha rừng phòng hộ và đặc dụng. Trước diễn biến mùa khô phức tạp, tỉnh xác định khu vực trọng điểm cháy chiếm khoảng 5.665 ha, với thời gian nguy cơ xuất hiện cháy rừng từ tháng 1 đến tháng 5 đối với khu vực rừng đồi núi; từ tháng 1 đến tháng 7 – 8 đối với rừng đồng bằng. 

Năm 2024 được đánh giá là một năm có thời tiết diễn biến phức tạp, mùa khô đến sớm và gay gắt hơn. Do vậy, ngay từ cuối mùa mưa, Ban Quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng tỉnh đã tiến hành kiểm tra, sửa chữa, mua sắm bổ sung các phương tiện, dụng cụ bố trí cho các chốt bảo vệ rừng. Đồng thời thực hiện định vị, thống kê toàn bộ các hồ, đập, bồn chứa nước phục vụ dân sinh và PCCCR trên khu vực đồi núi; tổ chức thuê gánh nước đổ vào 250 bồn chứa ở các sườn núi phục vụ chữa cháy khi cần thiết.

Đối với khu vực rừng tràm Trà Sư, đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước hợp lý, đảm bảo dự trữ được nguồn nước phục vụ công tác PCCCR. Bên cạnh đó, các phương pháp tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, PCCCR cũng được tỉnh tích cực triển khai.

Mùa khô năm 2024 đến sớm và gay gắt hơn, các công tác PCCCR được địa phương này chủ động thực hiện từ đầu năm. 

Về biện pháp kỹ thuật, các trạm quản lý rừng đã đôn đốc các hộ nhận khoán phát quang, dọn cỏ, làm giảm nguồn vật liệu cháy trong rừng; tổ chức đốt chủ động với diện tích khoảng 16ha; xây dựng các tuyến đường băng cản lửa với diện tích 28,19ha; phát dọn dây leo, cây bụi tại các tuyến đê phục vụ tuần tra, chữa cháy rừng... 

Trạm kiểm lâm liên huyện Tịnh Biên – Châu Đốc được xem là khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao. Theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm cấp cảnh báo cháy rừng hiện nay là cấp 5 (cực kỳ nguy hiểm). Từ tháng 1/2024, Hạt Kiểm lâm đã tổ chức 16 đợt tuần tra, bảo vệ rừng với 51 người tham gia. Đồng thời củng cố các lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng tại TX. Tịnh Biên, gồm: kiểm lâm, công an, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Tịnh Biên, các đơn vị quân sự đóng trên địa bàn nhằm chủ động phản ứng trong mọi tình huống, hạn chế thấp nhất các vụ cháy, bảo vệ hiệu quả tài nguyên rừng.

Để đạt hiệu quả bảo vệ rừng cao nhất, Trạm kiểm lâm liên huyện Tịnh Biên – Châu Đốc đã bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt công tác này theo phương châm “4 tại chỗ”; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; thực hiện bố trí, cấp bổ sung phương tiện, dụng cụ PCCCR đến các trạm kiểm lâm địa bàn; các xã, phường có rừng sẵn sàng ứng trực trước, trong, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024…

Tỉnh An Giang chủ động khoanh vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng để bố trí lực lượng tuần tra, quan sát, tránh trường hợp xấu nhất xảy ra. 

Rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của du lịch. Vùng Bảy Núi thuộc địa phận rừng tỉnh An Giang hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách hành hương vào mùa khô. Vì thế, công tác vận động, tuyên truyền người dân hạn chế đốt nhang đèn, vàng mã ở những khu vực dễ xảy ra cháy được triển khai tích cực. 

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng chủ động phương tiện, dụng cụ phục vụ chữa cháy như xe chuyên dùng cơ động, máy chữa cháy đồng bằng, máy xịt đeo vai, máy bộ đàm, máy bay flycam và các phương tiện, dụng cụ khác… để ứng phó với các tình huống xảy ra. Các biện pháp PCCCR đã được tỉnh An Giang tích cực triển khai đồng bộ. Tỉnh An Giang cho biết vẫn đang cập nhật tình hình thời tiết và diễn biến của mùa khô để chủ động ứng phó kịp thời, hướng tới mục tiêu không có vụ cháy rừng nào xảy ra gây thiệt hại lớn trong năm 2024. 

 

 

Nhật Linh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline