Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/04/2025 08:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025

91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam

Thứ sáu, 28/01/2022 14:01

TMO - Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), 91 loài mới đã được phát hiện tại Việt Nam năm 2020, trong đó có 85 loài đặc hữu.

Báo cáo phát hành ngày 26/1 tập hợp hàng trăm công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ các trường đại học, các tổ chức bảo tồn, các viện nghiên cứu trên thế giới.

Dữ liệu được công bố chỉ rõ trong năm 2020 đã có 155 loài thực vật, 16 loài cá, 17 loài lưỡng cư, 35 loài bò sát và một loài động vật có vú được phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, nâng tổng số loài được phát hiện nơi đây lên tới 3.007 loài kể từ 1997.

Bốn quốc gia khác thuộc Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng bao gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar ghi nhận 133 loài mới. Rất nhiều loài trong số này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do mất sinh cảnh, mất rừng và bị sắn bắt, buôn bán bất hợp pháp.

Theo Ban quản lý Chương trình Bảo tồn động vật hoang dã của WWF-Việt Nam, với 91 loài mới được phát hiện, trong đó 85 loài đặc hữu, Việt Nam chắc chắn là một trong những nơi đầy tiềm năng cho việc nghiên cứu và khám phá các loài mới. Các loài này là những tuyệt tác của hàng triệu năm tiến hoá, nhưng hiện đang phải chịu rất nhiều mối đe doạ. Nhiều loài có thể đã tuyệt chủng trước khi được biết tới.

Loài ếch đầu to được tìm thấy ở Việt Nam

Trong số những loài này có loài ếch đầu to được tìm thấy tại Việt Nam và Campuchia, hiện đang bị đe doạ bởi mất rừng và suy thoái rừng diễn ra liên tiếp và việc bắt nòng nọc của loài này để làm thức ăn.

Một loài cây dâu tằm (Artocarpus montanus) sống tại vùng núi phía nam và miền trung Việt Nam, có họ hàng với cây mít và sa kê. Artocarpus montanus được phát hiện lần đầu tiên trong các mẫu vật 70 tuổi tại Vườn bách thảo Missouri, Mỹ. Phân tích DNA đã xác nhận đây là một loài mới vào năm 2020.

Cây dâu tằm nằm trong những loài mới được phát hiện thời gian qua

Đồng thời, theo báo cáo mới nhất của WWF, các loài linh trưởng trong khu vực đang bị suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây. Sinh cảnh của chúng bị mất và suy thoái do các hoạt động con người như khai thác gỗ bất hợp pháp, chuyển đổi sử dụng đất và chăn thả gia súc. Săn bắt và đặt bẫy cũng gây áp lực lớn lên các quần thể linh trưởng, khiến nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline