Hotline: 0941068156
Thứ tư, 22/01/2025 20:01
Thứ bảy, 16/11/2024 11:11
TMO – Định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia theo 8 vùng sinh thái trên cả nước. Gồm: vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể, vùng Đông Bắc: Chuyển tiếp 45 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 03, mở rộng 05 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha; thành lập mới 09 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha; Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên; Hình thành 02 hành lang đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 0,02 triệu ha; Hình thành 03 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha; Hình thành 02 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha; Hình thành 01 vùng đất ngập nước quan trọng với diện tích khoảng 0,01 triệu ha.
Vùng Tây Bắc: Chuyển tiếp 12 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 01, mở rộng 05 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha; thành lập mới 02 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 300 ha; Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cấy thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên; Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với diện tích khoảng 0,02 triệu ha.
(Ảnh minh họa)
Vùng đồng bằng sông Hồng: Chuyển tiếp 16 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng 01 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha; thành lập mới 06 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,02 triệu ha; Chuyển tiếp 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 04 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên; Hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 0,01 triệu ha; Hình thành 01 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,01 triệu ha.
Vùng Bắc Trung Bộ: Chuyển tiếp 31 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng 02 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,7 triệu ha; thành lập mới 08 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha; Chuyển tiếp 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên; Chuyển tiếp 02 hành lang đa dạng sinh học, hình thành 02 hành lang đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 0,06 triệu ha; Hình thành 06 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 0,3 triệu ha; Hình thành 02 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,3 triệu ha.
Vùng Nam Trung Bộ: Chuyển tiếp 27 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 02, mở rộng 04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,4 triệu ha; thành lập mới 13 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 3 triệu ha; Chuyển tiếp 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên; Chuyển tiếp 01 hành lang đa dạng sinh học hiện có với diện tích khoảng 0,07 triệu ha; hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 0,6 triệu ha; Hình thành 11 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 1 triệu ha; Hình thành 04 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 3 triệu ha; Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,02 triệu ha.
Vùng Tây Nguyên: Chuyển tiếp 15 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 01, mở rộng 04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,5 triệu ha; thành lập mới 06 khi bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha; Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên; Hình thành 02 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha; Hình thành 01 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha; Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,01 triệu ha.
Vùng Đông Nam Bộ: Chuyển tiếp 10 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng 02 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,3 triệu ha; thành lập mới 01 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,03 triệu ha; Chuyển tiếp 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên; Hình thành 03 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,07 triệu ha.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Chuyển tiếp 22 khu bảo tồn hiện có (trong đó mở rộng 04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,15 triệu ha; thành lập mới 16 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha; Chuyển tiếp 06 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên; Hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 0,09 triệu ha.
Theo các chuyên gia, việc xác định định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học theo 8 vùng như đã nêu trên là phù hợp với tình hình thực tiễn trong bối cảnh đa dạng sinh học đang đối diện nhiều thách thức và nguy cơ suy giảm. Quy hoạch không chỉ phục vụ công tác bảo tồn, mà còn giúp phát huy giá trị (khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên), bảo vệ môi trường sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững.
THIÊN LÝ
Bình luận