Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 21:11
Thứ năm, 02/03/2023 07:03
TMO - Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể về các đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục. Việc quan trắc sẽ được đảm bảo về chất lượng nếu hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quản lý, vận hành theo quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục bao gồm: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường; Dự án đầu tư, cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải trung bình trở lên ra môi trường; Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.
Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư 10/2021/TT-BTNMT. Cụ thể gồm: Thông số và vị trí quan trắc: căn cứ vào đặc thù của nguồn thải, hệ thống xử lý nước thải và yêu cầu quản lý, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các cơ sở thực hiện quan trắc tự động các thông số ô nhiễm và xác định vị trí lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định pháp luật.
Thành phần cơ bản của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục: Thiết bị quan trắc tự động, liên tục: căn cứ vào thông số quan trắc và nguyên lý đo, phân tích của thiết bị quan trắc để xác định phương pháp lắp đặt thiết bị quan trắc phù hợp, cụ thể: Phương pháp trực tiếp: các thiết bị quan trắc (đầu đo pH, nhiệt độ,...) được đặt trực tiếp tại vị trí quan trắc sau hệ thống xử lý nước thải, vị trí đặt các đầu đo phải cách ít nhất 10 cm từ bề mặt nước thải và ít nhất 15 cm từ đáy; Phương pháp gián tiếp: nước thải sau khi xử lý được bơm lên nhà trạm vào thùng chứa mẫu để đo trực tiếp bằng các đầu đo nhúng trực tiếp vào thùng hoặc chuyển tới hệ thiết bị phân tích tự động (nếu có);
Hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu: được sử dụng để thu thập, lưu giữ và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục của hệ thống về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu được quy định chi tiết tại Điều 39 Thông tư này; Chất chuẩn: để kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị quan trắc của hệ thống; Thiết bị lấy mẫu tự động: để lấy và lưu mẫu nước khi một trong những thông số được giám sát vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Camera: để cung cấp hình ảnh trực tuyến tại vị trí đặt các thiết bị quan trắc và vị trí cửa xả của hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.
Hệ thống uan trắc nước thải tự động, liên tục phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật, quản lý, vận hành.
Điều 35 của Thông tư này quy định chi tiết yêu cầu về quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục: Cài đặt khoảng đo của hệ thống: khi vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục để truyền số liệu về đơn vị tiếp nhận, thiết bị phải được cài đặt khoảng đo có khả năng đo được giá trị ≥ 3 lần của giá trị giới hạn quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được áp dụng cho cơ sở.
Bảo đảm chất lượng của hệ thống: Nhân lực quản lý và vận hành: phải có đủ nhân lực am hiểu về hệ thống để thực hiện nhiệm vụ quản lý, duy trì và vận hành hệ thống; Hồ sơ quản lý của hệ thống phải được lưu giữ tại đơn vị vận hành hệ thống và sẵn sàng xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ quản lý hệ thống bao gồm: Danh mục các thông số quan trắc; Danh mục, đặc tính kỹ thuật của các thiết bị quan trắc của nhà sản xuất thiết bị; Hướng dẫn sử dụng thiết bị; Bản vẽ thiết kế và mô tả về hệ thống; Quy trình vận hành chuẩn (SOP), Các trang thiết bị và linh phụ kiện dự phòng; Sổ nhật ký vận hành hệ thống, Sổ nhật ký về hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị; Sổ tay một số lỗi thường gặp và cách khắc phục các sự cố trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống; Sổ theo dõi, kiểm tra hoạt động hàng ngày của hệ thống; iấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị quan trắc của hệ thống theo quy định; Biên bản kiểm tra hệ thống bằng dung dịch chuẩn.
Bên cạnh đó, trước khi hệ thống được đưa vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành hệ thống phải gửi hồ sơ liên quan về Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm: Thông tin về đơn vị đầu tư và vận hành hệ thống: tên, địa chỉ của đơn vị; Thời gian lắp đặt thiết bị (thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc) và thời gian, kết quả thực hiện việc kiểm soát chất lượng của hệ thống; Bản vẽ thiết kế và mô tả về hệ thống; danh mục thông số quan trắc và phương án lắp đặt thiết bị quan trắc (trực tiếp, gián tiếp); thông tin mô tả và hình ảnh, sơ đồ, bản đồ của vị trí quan trắc; Danh mục và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đo và phân tích; hãng sản xuất và model thiết bị; giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị; hệ thống thu thập, lưu giữ dữ liệu quan trắc; địa chỉ IP tĩnh (giao thức truyền dữ liệu) gắn liền với hệ thống...
Lê Vân
Bình luận