Hotline: 0941068156

Thứ ba, 20/05/2025 13:05

Tin nóng

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thứ ba, 20/05/2025

Yên Bái sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai

Thứ hai, 19/05/2025 13:05

TMO - Tỉnh Yên Bái có gần 7.900 hộ dân sống trong vùng nguy cơ ảnh hưởng thiên tai, do vậy công tác rà soát, ổn định dân cư vùng thiên tai được địa phương này xác định là nhiệm vụ quan trọng cần được đẩy mạnh triển khai. 

Năm 2024, tỉnh Yên Bái hứng chịu 21 đợt thiên tai, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thiên tai khiến 56 người thiệt mạng, 46 người bị thương, ảnh hưởng đến 28.473 căn nhà, khiến 8.179 ha đất sản xuất nông lâm nghiệp và 1.070 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, trong đó 336.325 con gia súc, gia cầm bị chết cùng nhiều công trình công cộng bị hư hỏng nặng, ước tổng thiệt hại trên 5.765 tỷ đồng.

Các vùng, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng chủ yếu ở các huyện vùng cao như Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và một số xã vùng sâu, vùng xa của các huyện Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên. Những khu vực này thường xuyên bị lũ quét và sạt lở đất do địa hình dốc, mưa lớn cục bộ và lớp đất yếu. Ngoài ra, các khu dân cư và công trình nằm dọc theo sông Hồng, sông Chảy và các dòng suối trên địa bàn tỉnh cũng tiềm ẩn nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở khi có mưa lớn kéo dài.

Yên Bái đẩy mạnh rà soát, cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở đất. 

Theo rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có gần 7.900 hộ dân đang sống ở vùng nguy cơ ảnh hưởng thiên tai. Trong đó, trên 4.000 hộ sống trong vùng nguy cơ sạt lở đất; 119 hộ hộ sống trong vùng nguy cơ sạt lở bờ sông, suối, bể chứa thải; vùng hạ du hồ đập; trên 630 hộ trong vùng nguy cơ lũ quét và hơn 3.000 hộ trong vùng nguy cơ ngập lụt.

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét, tỉnh Yên Bái đang tích cực triển khai Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 590/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025.

Theo kế hoạch, tỉnh sẽ bố trí, ổn định chỗ ở cho 831 hộ dân, trong đó 798 hộ được di dời theo hình thức tập trung, 25 hộ theo hình thức xen ghép và 8 hộ ổn định tại chỗ. Riêng trong năm 2023, tỉnh đã hoàn thành việc bố trí cho 83 hộ, gồm 50 hộ theo hình thức tập trung, 25 hộ xen ghép và 8 hộ ổn định tại chỗ.

Trong giai đoạn 2024-2025, tỉnh dự kiến tiếp tục sắp xếp chỗ ở ổn định cho 748 hộ theo hình thức tập trung. Mặc dù đã chủ động trong công tác bố trí dân cư, song việc khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là cơn bão số 3 vừa qua, vẫn gặp nhiều khó khăn do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế. 

Trước thực trạng này, tỉnh Yên Bái đã trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương với tổng số tiền khoảng 377 tỷ đồng để thực hiện các dự án di dân và tái định cư khẩn cấp.Khoản kinh phí này sẽ được phân bổ cho nhiều dự án trọng điểm tại các địa phương có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét và sụt lún.

Cụ thể: Huyện Văn Yên di dời 80 hộ tại xã Phong Dụ Thượng (40 tỷ đồng), sắp xếp ổn định dân cư tại xã Châu Quế Hạ (40 tỷ đồng). Huyện Mù Cang Chải di dân khẩn cấp bản Tà Dông, xã Cao Phạ (45 tỷ đồng), bản Háng Bla A, xã Khao Mang (21 tỷ đồng). Thị xã Nghĩa Lộ di dân khẩn cấp bản Lốm, xã Hạnh Sơn (31 tỷ đồng). Huyện Yên Bình di dân khẩn cấp các hộ bị sạt lở ven sông Chảy tại xã Vĩnh Kiên, Yên Bình, Hán Đà và thị trấn Thác Bà (50 tỷ đồng).

Huyện Văn Chấn tái định cư cho các hộ dân tại thôn Kang Kỷ, xã Suối Giàng (50 tỷ đồng), thôn Nà Nọi, xã Sùng Đô (25 tỷ đồng), thôn Sài Lương 2, xã An Lương (15 tỷ đồng), thôn Sài Lương, xã Nậm Búng (10 tỷ đồng). Huyện Lục Yên di dân tái định cư tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân (35 tỷ đồng), thôn Khe Bín, xã Tân Phượng (15 tỷ đồng).

Địa phương này đẩy mạnh xây dựng các khu tái định cư, ổn định đời sống cho người dân vùng thiên tai. 

Để khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với thiên tai, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt đã bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án, công trình phòng chống thiên tai. Trong đó, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh đã được giao làm chủ đầu tư cho các công trình, dự án như: Dự án Chỉnh trị tổng thể khu vực Ngòi Thia, tỉnh Yên Bái; Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8); Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Hồng (đoạn qua khu vực đền Tuần Quán) thành phố Yên Bái; Dự án Kè chống sạt lở một số điểm suối Ngòi Thia và suối Ngòi Hút…

Trong năm 2025, tỉnh Yên Bái tiếp tục ưu tiên đầu tư các dự án kè chống sạt lở hai bên bờ sông Hồng như: Kè chống sạt lở và phát triển cơ sở hạ tầng hai bên bờ sông Hồng, tỉnh Yên Bái tổng mức đầu tư 370 tỷ đồng; Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Hồng khu vực Cổ Phúc, huyện Trấn Yên và khu vực phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái với tổng mức đầu tư 380 tỷ đồng.

Dự án kè chống sạt lở bờ sông Hồng tại khu vực Cổ Phúc, huyện Trấn Yên và phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) phê duyệt tháng 11/2022 nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.

Nhằm nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, tỉnh Yên Bái xác định rõ các khu vực trọng yếu cần đề phòng như nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt, lũ quét; xác định các khu vực có khả năng tập kết khi có thiên tai xảy ra. Cùng với đó là chủ động công tác dự báo, cảnh báo tình hình mưa lũ đến người dân.  

Đồng thời chỉ đạo các cơ quan đơn vị, địa phương từ huyện đến cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp, với phương châm “4 tại chỗ” chủ động phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra.  Bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch và kịch bản ứng phó với các loại hình thiên tai phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, lực lượng chuyên trách luôn được kiện toàn về tổ chức, được thường xuyên tập huấn và tham gia diễn tập có cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng vũ trang để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó sự cố, thiên tai tại cơ sở./.

 

 

Lê Ánh 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline