Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 12:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Xuất khẩu gạo tại Sóc Trăng đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Thứ ba, 23/07/2024 06:07

TMO - Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gạo Sóc Trăng đạt 325 triệu USD mức cao nhất từ trước đến nay. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Sóc Trăng xuống giống trên 330.000ha lúa. Đến nay, trên 192.000ha đã thu hoạch, với sản lượng 1,33 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm hơn 94%; lúa đặc sản, thơm các loại chiếm gần 56% tổng sản lượng lúa. Một số giống lúa được gieo trồng chủ yếu là các giống ST (ST24, ST25), Tài nguyên, Đài thơm…

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh, tình hình sản xuất lúa gạo những tháng đầu năm tương đối thuận lợi. Bà con nông dân có thu nhập cao, trung bình mỗi hecta, đạt lợi nhuận từ 20 – 40 triệu đồng. Riêng trong vụ Đông Xuân 2023 – 2024, có 60 công ty, doanh nghiệp và thương lái ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thực hiện liên kết, tiêu thụ sản xuất lúa gạo của địa phương, với quy mô bao tiêu khoảng 28.355ha, tăng gần 7.000ha so với cùng kỳ. Mức giá bao tiêu dao động từ 7.000 – 11.500 đồng/kg (tùy chủng loại lúa). 

Chính vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gạo của tỉnh này đạt 325 triệu USD, tăng gần 56,7% so với cùng kỳ. Đây là mức xuất khẩu gạo cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh đạt được. Trong năm 2023, xuất khẩu gạo của tỉnh Sóc Trăng đạt giá trị 450 triệu USD, chiếm gần 10% giá trị xuất khẩu gạo của cả nước. Từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp tỉnh phấn đấu tăng sản lượng lúa thêm gần 802.000 tấn, nâng tổng sản lượng lúa cả năm 2024 của tỉnh lên 2,13 triệu tấn, tăng gần 7% so với kế hoạch.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gạo của tỉnh đạt 325 triệu USD, tăng gần 56,7% so với cùng kỳ. Đây là mức xuất khẩu gạo cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh đạt được. Ảnh: TP. 

Để đạt được mục tiêu này, Sở NN&PTNT tỉnh đang tập trung chỉ đạo xuống giống dứt điểm vụ lúa hè thu, cũng như triển khai các giải pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ năng suất. Đồng thời, các cơ quan chuyên môn đang xây dựng kế hoạch xuống giống vụ đông xuân 2024 – 2025. Trong đó, chú trọng bố trí lại cơ cấu mùa vụ, phù hợp với tình hình sản xuất của từng vùng, giảm canh tác 3 vụ lúa/năm ở những khu vực có điều kiện khó khăn. 

Triển khai Đề án Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng đã có kế hoạch trong giai đoạn 2024 - 2025, xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng  trên diện tích 38.500ha. Đến giai đoạn 2025 - 2030 mở rộng thêm khoảng 33.500 ha, đạt quy mô 72.000 ha toàn đề án.

Trong quá trình thực hiện, địa phương này sẽ áp dụng các gói quy trình kỹ thuật đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng sẽ tổ chức lại sản xuất và đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Mặt khác, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại vùng chuyên canh lúa, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp. hực hiện đề án này, tỉnh Sóc Trăng đang triển khai canh tác lúa theo quy trình chất lượng cao trên địa bàn của 9 huyện, thị xã, thành phố gồm huyện Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Mỹ Tú, Kế Sách, Long Phú, Châu Thành, Trần Đề, thị xã Ngã Năm và thành phố Sóc Trăng. 

Thực hiện đề án, tỉnh sẽ tập trung quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại các huyện đã đăng ký tham gia đề án; quá trình thực hiện sẽ áp dụng các gói theo quy trình kỹ thuật đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững. Ngành nông nghiệp tổ chức lại sản xuất và đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho hộ dân và tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại vùng chuyên canh lúa; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tỉnh xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa nâng cao chuỗi giá trị… phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó là thúc đẩy hình thành và phát triển ổn định các hợp tác xã, đóng góp quan trọng vào chuỗi liên kết lúa gạo của tỉnh.

 

 

Hằng Lê 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline