Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 02:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Xuân trên những con tàu ra khơi bám biển

Chủ nhật, 06/02/2022 11:02

TMONhiều năm nay ngư dân ở cửa biển Sa Kỳ (Quảng Ngãi) vẫn giữ tập quán “ngày Tết ra khơi ở lại ngoài đảo, bám biển, đánh cá chuồn”. Nhiều ngư dân làng chài khác cũng duy trì tập quán này.

Tàu đi đánh cá chuồn ở Hoàng Sa xuyên Tết có vài điều khác biệt so với tàu đánh bắt trong ngày thường. Khi con tàu cập bến, vợ các ngư dân đã chờ sẵn, có người dắt theo con nhỏ, phiên biển kéo dài hơn 20 ngày, nhưng sao mà giống như một chuyến đi xa lắm, giờ mới quay về.

Theo các ngư dân, cứ Tết là mùa vụ chính của nghề cá chuồn cồ, ngư dân ở địa phương ra khơi bám biển và trở về ăn Tết muộn, sau đó, địa phương tổ chức Lễ ra quân đánh bắt đầu năm mới. “Tết thì ai cũng muốn ở nhà với gia đình, nhưng vì mưu sinh và Tết là mùa làm ăn chính, nên anh em vẫn phải ra khơi đánh cá. Sau Tết, chúng tôi mới trở về sum họp với gia đình, sau mùng 10 Tết thì lại tiếp tục ra biển”, một ngư dân nói.

Cá chuồn ở quần đảo Hoàng Sa gọi là chuồn cồ, to như cổ tay, da láng và xanh mượt. Loại cá này thường xuất hiện vào dịp cuối năm và luồng cá xuất hiện quanh các gò san hô ở Hoàng Sa. Đó là nơi mà không phải ngư dân ở làng chài nào cũng có gan dám tới gần để đánh bắt. 

Trước kia, mỗi ngư dân có thể kéo lưới được khoảng 1 tấn cá mỗi ngày nhưng nay chỉ thu được vài tạ/mẻ lưới. Tuy nhiên do được giá nên thu nhập của mỗi ngư dân được khoảng 10 triệu đồng mỗi phiên.

Đối với ngư dân bám biển, giờ phút giao thừa ở quần đảo Hoàng Sa là khoảnh khắc sum vầy. Cứ chiều 30 Tết, các ngư dân trên tàu chia nhau vừa đánh lưới, vừa làm gà và sắp mâm cúng. Bó giấy tiền để hóa vàng trên tàu lúc nào cũng có sẵn, nhưng trong ngày Xuân thì xấp giấy dày hơn và dường như phảng phất mùi hương gần gũi của quê nhà. Mâm cúng có đầy đủ hoa quả, vài lon bia và phong bao lì xì cho anh em.

Trong ngày Xuân, những chiếc tàu đánh cá vừa treo cờ ngũ sắc, vừa treo cờ Tổ quốc. Đi dọc theo các làng chài từ cửa biển Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định về đến Quảng Ngãi, nơi nào tôi cũng thấy tấp nập không khí Xuân trên những con tàu vươn khơi bám biển và trong những ngôi đình nằm ở góc làng chài thờ một loại cá mà vua Gia Long từng tặng sắc phong là Thần Nam Hải Đại tướng quân (vì thường xuất hiện khi ngư dân bị nạn trên biển).

Khoảng chục năm về trước, các ngư dân luôn nhắc đến cá ông, Thần Nam Hải Đại tướng quân như một niềm an ủi, tìm sự níu giữ trong tâm tưởng khi lên tàu theo những chuyến đi xa. Nhưng giờ đây, khi ngư dân đã sắm tàu to, máy lớn, thì họ lại bàn nhiều hơn về các thiết bị điện tử gắn trên tàu (máy định dạng, giám sát hành trình, máy phát sóng AIS trên tàu và gắn dưới từng chiếc thúng). Và đây chính là vị “thần” mang lại điều may mắn khi tàu hành trình trong đêm tối, thời tiết xấu và tầm quan sát hạn chế.

Ở cửa biển Cổ Lũy, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, lễ tục trong ngày Xuân được bà con ở vạn chài Mỹ Tân tổ chức khá nghiêm trang. Hai chiếc thuyền xuất bến kèm theo biểu ngữ “Lễ ra quân đánh bắt đầu năm bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Lễ giỗ Thần Nam Hải Đại tướng quân”. Trong những lời nguyện cầu đầu Xuân ở làng chài, ấn tượng nhất là những lời “gan ruột” tận đáy lòng của ông Trần Công Văn, tại vạn chài Châu Thuận Biển (tỉnh Quảng Ngãi). Ông Văn nhắc đi nhắc lại lời nguyện cầu của mình hướng về chủ quyền biển, đảo; cầu chúc cho mỗi con tàu ra khơi thường xuyên bám giữ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi mà các thế hệ cha ông đã ngã xuống để khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

 

 

Lê Hùng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline