Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 03:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

[Xây dựng thương hiệu sạch] Giải pháp giúp nhà nông làm giàu theo hướng bền vững

Thứ năm, 04/04/2024 19:04

TMO - Không cam chịu cảnh hạt điều, hạt tiêu, cà phê của mình bị ép giá, nhiều nhà nông ở tỉnh Bình Phước đã liên kết lại, đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất, chế biến nông sản thành phẩm bán trên thị trường. Để bền vững hơn, họ quyết tâm đi theo hướng xây dựng thương hiệu sạch.

“Tiêu sạch Cô Hai”

Chị Võ Thị Hiền ở thôn Đắk Lim, xã Đắc Ơ, huyện Bù Gia Mập, một nông dân đã trở thành bà chủ thương hiệu “Tiêu sạch Cô Hai” nổi tiếng khắp vùng. Vốn là người trồng tiêu, sau nhiều năm thăng trầm với cây tiêu do tiêu chết, rồi hạt tiêu hay bị rớt giá, chị Hiền quyết định mở cơ sở sản xuất hạt tiêu thành phẩm. Nghĩ là làm, tháng 3/2019, chị Hiền đầu tư 300 triệu đồng mua máy móc, trang thiết bị và thuê thêm người làm. Những sản phẩm đầu tiên của cơ sở như tiêu bột, tiêu sọ, hạt tiêu tấm và tiêu xay mịn lần lượt ra đời.

Chị Võ Thị Hiền (huyện Bù Gia Mập) xây dựng thành công thương hiệu "Tiêu sạch Cô Hai". 

Khi sản phẩm “Tiêu sạch Cô Hai” ra thị trường, do yêu cầu của khách hàng cũng như để bảo vệ thương hiệu, chị Hiền phải lấy mẫu hạt tiêu kiểm định tại nhiều đơn vị có chức năng, cụ thể như công ty Warrantek Joint Stock company - Testing Center wor (TP. HCM) kiểm định. Đồng thời, chị cũng mang mẫu đất, mẫu nước, ký sinh trùng và chế độ phân bón, dinh dưỡng của vườn tiêu đi kiểm tra, xét nghiệm, qua đó điều chỉnh cho đạt chuẩn để sản phẩm làm ra được công nhận là hạt tiêu sạch.

“Mỗi đối tác ở mỗi thị trường khác nhau đều đưa những yêu cầu khắt khe của nước họ, nên tôi phải lấy mẫu hạt tiêu, mẫu đất, nước ở vùng trồng đi kiểm tra chất lượng ở nhiều nơi”, chị Hiền chia sẻ. Sản phẩm tiêu sạch Cô Hai đã được nhiều đơn vị kiểm định công nhận chất lượng tiêu sạch.

Sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển, để có nguồn hạt tiêu thô chất lượng sạch, chị Hiền còn phối hợp với các cơ quan khuyến nông đến nhà người trồng tiêu hướng dẫn quy trình trồng tiêu sạch, đồng thời cam kết thu mua hạt tiêu sạch cho người dân với giá cao hơn thị trường từ 10- 20%.  Song song đó, chị cũng đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa. Ngày 8/5/2019, nhãn hiệu “Tiêu sạch Cô Hai” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận. Tiêu sạch Cô Hai hiện không chỉ được bán trong nước, trên các sàn thương mại điện tử, mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Iraq...

Sản phẩm tiêu sạch Cô Hai đã được nhiều đơn vị kiểm định công nhận chất lượng tiêu sạch. 

Chị Hiền chia sẻ: Bình Phước có diện tích trồng tiêu lớn, là người nông dân, do giá hạt tiêu không ổn định mà còn sụt giảm nên tôi nghĩ phải chế biến hạt tiêu thương phẩm để nâng cao giá trị, cũng như xây dựng thương hiệu cho hạt tiêu Bình Phước. Quá trình kinh doanh, được tiếp cận khách hàng quốc tế, tôi càng thấm thía việc xây dựng thương hiệu không chỉ là đặt cái tên, in bao bì đẹp, mà đó là làm sao giữ được uy tín chất lượng sản phẩm. Sản phẩm có tốt, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường thì làm ăn mới bền. Ngoài hạt tiêu, nhãn hiệu Tiêu sạch Cô Hai còn có mít sấy cũng được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao, được thị trường ưa chuộng.

Thời gian qua, HTX tiêu sạch xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng chọn hướng liên kết để xây dựng thương hiệu. Năm 2021, HTX được thành lập với 20 thành viên, tổng diện tích trồng tiêu của HTX này là 17ha. Ngay sau khi thành lập, hạt tiêu của các xã viên HTX được Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam bao tiêu thu mua toàn bộ với giá cao hơn giá thị trường. Đổi lại, tất cả sản phẩm hạt tiêu thô HTX làm ra phải tuân thủ quy trình chăm sóc, bón phân theo hướng hữu cơ và nói không với phân hóa học, thuốc diệt cỏ.

Với việc tham gia liên kết sản xuất tại các HTX, người nông dân bán được hạt tiêu với giá cao và ổn định. Bên cạnh đó, theo chia sẻ của bà Phạm Thị Chín, thành viên HTX tiêu sạch xã Thống Nhất: "Trước đây gia đình tôi trồng tiêu dùng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Sau một thời gian, vườn tiêu bị chết rất nhiều mà không hiểu nguyên nhân. Cũng may là khi tham gia HTX, được  hướng dẫn quy trình trồng tiêu hữu cơ, từ đó vườn cây xanh tốt, năng suất hơn”. 

Anh Hoàng Văn Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thống Nhất cho biết: Sau khi vận động người trồng tiêu vào HTX tiêu sạch, Hội Nông dân xã đồng thời liên kết với Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam hướng dẫn quy trình bón phân, chăm sóc, xử lý sâu bệnh trên cây trồng. Nhằm tạo vườn tiêu chất lượng cao, HTX tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học và các chất cấm mà chỉ bón phân chuồng, xịt thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Nhờ đó, đến nay hầu hết vườn tiêu của xã viên đều đạt năng suất, chất lượng theo yêu cầu.

Nhà nông cũng phải chuyển đổi số

Dạo một vòng trên các trang thương mại điện tử, không khó để tìm kiếm những sản phẩm do nhà nông Bình Phước rao bán như hạt điều, kẹo điều, hạt tiêu, trái cây khô sấy....Nhà nông không chỉ biết bán hàng trên không gian mạng, mà còn biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, tin học và chuyển đổi số vào sản xuất. HTX thương mại - dịch vụ nông nghiệp Phước Thiện, huyện Bù Đốp là một trong những đơn vị đi đầu chuyển đổi số trong nông nghiệp. Được thành lập từ năm 2017, ban đầu chỉ có 12 thành viên, đến nay số thành viên HTX lên đến 22 thành viên góp vốn chính thức và có hàng trăm nông hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất. Đây cũng là HTX có nhiều nông sản độc lạ như chuối tím, mít ruột đỏ, xoài tím...

Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững" được tổ chức năm 2023 tại Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ Phước Thiện (HTX Phước Thiện), huyện Bù Đốp. 

Từ nhiều năm qua, HTX này đã áp dụng mô hình IOT, minh bạch hóa sản phẩm, kết hợp hệ thống tưới cây và bón phân tự động, chấm công bằng quét mã QR…Từ đó tích hợp được lịch sử, quá trình làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm. HTX sử dụng chế phẩm sinh học đủ tiêu chuẩn trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, HTX dùng bao nilon chuyên dụng để bọc quả, không cho côn trùng châm chích. Chỉ tính riêng thu hoạch từ cây ăn trái, mỗi năm đem về cho HTX hàng tỷ đồng.

Việc quảng bá, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ nông sản của các địa phương được ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh triển khai.  

Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước cho biết: Chuyển đổi số trong nghiệp là áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật), làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh. Tỉnh đã bước đầu hình thành nền tảng dữ liệu số phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, phát triển thương mại điện tử và dịch vụ nông nghiệp số.

Cùng với thông tin tuyên truyền đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS), các cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng tăng cường truyền thông, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn và hội thảo về thúc đẩy CĐS trong nông nghiệp; đồng thời tỉnh đề ra nhiều quyết sách, chỉ đạo, thực nhiều nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp và HTX đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, thương mại điện tử, CĐS vào quản trị, sản xuất, kinh doanh.

Trong công tác chuyển đổi số, Bình Phước đã cấp 48 mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 3.801 ha; qua đó, trong năm 2023, hơn 134,7 nghìn tấn các loại mặt hàng nông sản và trái cây đã được xuất khẩu sang thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc; hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ứng dụng khoa học - công nghệ. Nhiều sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao, nhiều hộ nông dân được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và xuất khẩu. 

Nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tháng 5/2022, HTX Dịch vụ nông nghiệp số đầu tiên tại Bình Phước được thành lập gồm 6 thành viên. Mục tiêu của việc thành lập HTX là tạo liên kết giữa những nhà sản xuất, nhà kinh doanh để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho nông sản tỉnh nhà. Theo chị Nguyễn Thị Thành Thực, chủ nhiệm HTX nói một cách ví von về mục đích của HTX là giúp những nhà nông nào không thể ‘tự đi một mình’ thì cần đi cùng nhau dưới mô hình liên kết chuỗi. 

Nông sản của tỉnh Bình Phước được quảng bá rộng rãi. 

Cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết sản xuất và chuyển đổi số, Bình Phước cũng tổ chức nhiều hội thảo xúc tiến thương mại, hội nghị, hội chợ triển lãm... Ông Trần Quốc Duy, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh cho rằng, các hoạt động trên nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm và còn làm cầu nối giữa nhà nông với doanh nghiệp chế biến, thu mua, xuất khẩu trong và ngoài nước. Thông qua các hoạt động này, nhà nông được trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua để lắng nghe yêu cầu của họ đối với nông sản, đặc biệt là nông sản xuất khẩu, từ đó tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp nông sản ký kết hợp đồng để bán nông sản sang nhiều thị trường như Ấn Độ, Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số nước khu vực Trung Đông.

Ông Duy cho biết thêm: “Xu hướng thị trường hiện nay là sản xuất xanh. Doanh nghiệp phải chuyển đổi nếu muốn bán được hàng để tồn tại và phát triển. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đều đã biết những yêu cầu cùng mục tiêu hướng đến môi trường và con người trong thời gian tới của quá trình chuyển dịch xanh. Một ví dụ điển hình, châu Âu là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, châu Âu đang tiên phong trong việc đặt ra những quy định khắt khe hơn về kiểm dịch động thực vật, các quy tắc về truy xuất nguồn gốc, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình đóng gói, vận chuyển, cụ thể là chính sách tăng trưởng xanh châu Âu, thỏa thuận xanh châu Âu”.

 

 

Nhất - Ba 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline