Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Xây dựng Quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Thứ sáu, 26/04/2024 07:04

TMO - Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bãi chôn lấp chất thải rắn. Đồng thời sẽ có hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn. 

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Theo thống kê của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, có 16 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định quản lý chi tiết về chất thải rắn sinh hoạt trong đó có công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Ngoài ra, một số địa phương tuy chưa ban hành quyết định về quản lý nhưng đã có hướng dẫn về mô hình phân loại rác tại nguồn, tại các hộ gia đình, đã được triển khai tại 14 địa phương. Như vậy, đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình.

Để công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả hơn nữa, Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định số 1062/QĐ-BTNMT về kế hoạch triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020. Kế hoạch nhằm tập trung các nguồn lực triển khai các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tăng cường vai trò của các bên có liên quan trong công tác quản lý CTRSH; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc triển khai các quy định về phân loại tại nguồn, quản lý và thu phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.

Bộ TN&MT sẽ xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lò đốt CTRSH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bãi chôn lấp chất thải rắn. 

Theo kế hoạch, Bộ TN&MT sẽ xây dựng, ban hành 3 thông tư, 2 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và 1 hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quản lý CTRSH, bao gồm: Thông tư về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt sau phân loại; Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển, chất thải sinh hoạt sau phân loại và xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải thực phẩn thành mùn; Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động xử lý CTRSH bằng các phương pháp còn lại; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lò đốt CTRSH; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bãi chôn lấp chất thải rắn; Hướng dẫn mô hình xử lý CTRSH tại đô thị và nông thôn.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT sẽ hoàn thiện sổ tay hướng dẫn kỹ thuật phân loại CTRSH tại hộ gia đình, cá nhân gửi các địa phương để tham khảo, áp dụng trên địa bàn và ban hành hướng dẫn mô hình xử lý CTRSH tại đô thị và nông thôn. Đồng thời, tổ chức các đoàn làm việc của Bộ TN&MT với Ủy ban nhân dân một số địa phương để đôn đốc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH tại hộ gia đình, cá nhân; Tổ chức 3 hội thảo chuyên đề cấp vùng về công tác quản lý và hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.

Cùng với đó, các cơ quan cũng sẽ triển khai các chương trình truyền thông đến các đối tượng với nhiều hình thức. Nội dung thông tin, tuyên truyền cần tập trung và quan điểm, chỉ đạo về việc thực hiện các quy định về phân loại CTRSH tại nguồn, chi phí thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân; công tác chuẩn bị thực thi nhiệm vụ tuyên truyền tại các Sở TN&MT và các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan; hướng dẫn về quy trình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình, nâng cao nhận thức của người dân về công tác vệ sinh môi trường và lợi ích của việc phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình; hướng dẫn về cách phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải rắn nguy hại...

Ngoài ra, tuyên truyền về những ảnh hưởng và tác hại của chất thải nguy hại sinh hoạt đối với đời sống và sức khỏe con người; truyền thông về xử lý, tái chế CTRSH (thông tin về các nhà máy xử lý, tái chế CTRSH, phương pháp, công nghệ xử lý; trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (EPR)…); vận động hộ gia đình, cá nhân phân loại CTRSH tại nhà; phản ánh những khó khăn vướng mắc từ người dân, doanh nghiệp trong việc thực thi các quy định về phân loại, chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; giới thiệu những mô hình điển hình về phân loại rác tại nguồn phù hợp với từng khu vực nông thôn, đô thị, khu vực miền núi, ven biển, hải đảo, trong nước và quốc tế.

Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ TN&MT dự kiến sẽ ban hành các quy chuẩn quốc gia về môi trường như Quy chuẩn về nước thải chăn nuôi, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị, khu dân cư tập trung... 

Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ TN&MT dự kiến sẽ ban hành các quy chuẩn quốc gia về môi trường như: Quy chuẩn về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; khí thải công nghiệp; Quy chuẩn về nước thải chăn nuôi, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị, khu dân cư tập trung; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối đối với khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nguyên, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị.

Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; độ rung; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bãi chôn lấp chất thải rắn; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị (dự kiến lựa chọn trong một số ngành/lĩnh vực: Nhựa, điện - điện tử, dệt may, bọt chống cháy, sơn, xi mạ, cao su, giấy/bao bì thực phẩm, vật liệu cách nhiệt...).

Cùng với đó, Bộ TN&MT cũng sẽ tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đến các tổ chức, cá nhân tổ chức thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường; Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; đôn đốc, hướng dẫn địa phương ban hành các văn bản, quy định nhằm hướng, quy định chi tiết và tổ chức thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết thi hành; Tổ chức theo dõi thi hành pháp luật; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

Bộ TN&MT sẽ triển khai thực hiện các biện pháp phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu chôn lấp rác thải. Trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu chôn lấp rác thải. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, kiểm tra, đôn đốc địa phương ban hành quy định thuộc thẩm quyền để thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu chôn lấp rác thải.

Bộ TN&MT cũng sẽ đề xuất các chính sách, nguồn lực ưu tiên, xây dựng và triển khai các phương án xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề rác thải, nước thải, ô nhiễm tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp, các lưu vực sông, hệ thống thủy lợi. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông; Thực hiện đánh giá sức chịu tải và xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng nước các sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai, Cái - Ninh Hòa.

 

 

Nguyễn Mai 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline