Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 12:11
Thứ năm, 17/03/2022 16:03
TMO - Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đóng vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hướng đến Chính phủ số. Để góp phần cải cách thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch trong quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đôn đốc các địa phương sớm đưa hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai vào hoạt động.
Đồng Nai có diện tích đất đai lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, tỉnh rất chú trọng trong quản lý đất đai. Đến nay, tỉnh đã tổ chức thực hiện hoàn thành dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai với nền tảng là cơ sở dữ liệu địa chính. Tỉnh đang thực hiện dự án Hoàn thiện, phát triển cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, tiến tới hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu.
Các địa phương cần ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Tính đến năm 2021, Ninh Bình đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho 28/143 xã, phường, thị trấn, trong đó 20 xã đã hoàn thành xây dựng cơ sở sở dữ liệu địa chính; 8 xã đang thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là: Yên Tử, Yên Nhân, Yên Lâm (huyện Yên Mô); Gia Lạc, Gia Lập (huyện Gia Viễn); Gia Lâm (huyện Nho Quan); Khánh Hồng, Khánh Cư (huyện Yên Khánh).
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã triển khai “Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn thành phố” nhằm giúp người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về quy hoạch sử dụng đất của thành phố cũng như dễ dàng trong việc thu hút đầu tư.
Đồng thời, Đà Nẵng đã thực hiện liên thông thuế điện tử giữa cơ quan đăng ký đất đai và cơ quan thuế, qua đó, rút ngắn được thủ tục hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài chính đất đai....trình ký hồ sơ đất đai điện tử; cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ; khai thác hệ thống thông tin kiến trúc quy hoạch trên địa bàn quận, huyện; tổ chức quản lý quỹ đất.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay, công tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai đã từng bước đáp ứng được công tác quản lý nhà nước và nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai phần mềm một cửa điện tử quản lý hồ sơ đất đai trong toàn hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai ngoài phục vụ Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia còn là cơ sở để cung cấp thông tin đất đai nói riêng, tài nguyên và môi trường nói chung cho Trung tâm điều hành, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh và các sở, ngành, địa phương của tỉnh, thành phố phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số tiến tới Chính phủ số.
Các địa phương tăng cường quản lý và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cơ bản đã hoàn thành trên 43 triệu thửa đất với trên 22 triệu hồ sơ và đưa vào vận hành, quản lý khai thác sử dụng trong hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai; có 61/63 tỉnh, thành đã thực hiện thanh toán nghĩa vụ hành chính về đất đai qua Cổng dịch vụ công quốc gia; 21/63 tỉnh, thành phố đã triển khai liên thông thuế.
Năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thiện các công cụ để quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, kết nối liên ngành, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai; thực hiện đúng yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về việc bố trí dự toán ngân sách, trích nguồn thu từ đất để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, hướng tới tăng số huyện và số tỉnh đưa cơ sở dữ liệu đất đai vào vận hành khai thác, sử dụng.
Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, các quy hoạch có sử dụng đất đồng bộ, thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; khắc phục tình trạng tùy tiện điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; rà soát các quy hoạch có sử dụng đất theo hướng bảo đảm phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Thanh Nga
Bình luận