Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 02:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Xác định nguyên nhân khiến thành phố Hà Tĩnh cứ mưa lớn là ngập

Thứ sáu, 15/07/2022 14:07

TMO - Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tình trạng ngập lụt mỗi khi mưa lớn xảy tại TP Hà Tĩnh là do tác động từ 3 nguồn. Ngoài lượng mưa còn bị ảnh hưởng bởi hồ Kẻ Gỗ xả lũ và lượng nước thủy triều ở biển dâng lên. Đồng thời, việc quy hoạch hệ thống thoát nước ở khu vực đô thị cũng chưa đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến ngập lụt trên địa bàn.

Sáng nay, 15/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII (nhiệm kỳ 2021 - 2026), một số đại biểu thay mặt cử tri đặt câu hỏi với Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng, ông Nguyễn Quốc Hà, về vấn đề TP.Hà Tĩnh tại sao cứ mưa lớn là bị ngập lụt.  

Trả lời ý kiến chất vấn này, ông Nguyễn Quốc Hà cho biết, hiện nay trên địa bàn TP.Hà Tĩnh có 12 điểm thường xuyên bị ngập lụt khi xảy ra mưa lớn. Thành phố có diện tích hơn 56 km2 thì phần lớn nằm trong vành đai đê bao.

"Việc ngập lụt của thành phố là do tác động từ 3 nguồn, ngoài lượng mưa thì còn bị ảnh hưởng bởi hồ Kẻ Gỗ nằm ở khu vực phía tây xả lũ và lượng nước thủy triều ở biển dâng lên. Mỗi khi mưa lớn, nếu bị tác động từ 3 nguồn này thì nhiều điểm trên địa bàn thành phố bị ngập”, ông Hà giải thích. 

Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường tại thành phố Hà Tĩnh bị ngập sâu, cản trở các phương tiện giao thông qua khu vực này. 

Theo ông Hà, nguyên nhân khiến TP.Hà Tĩnh bị ngập lụt còn do việc quy hoạch hệ thống thoát nước ở khu vực đô thị chưa đồng bộ, tối ưu và trách nhiệm này có một phần của ngành xây dựng. Bên cạnh đó, việc người dân tham gia quản lý, bảo vệ hệ thống thoát nước còn nhiều yếu kém.

Thông tin về giải pháp khắc phục tình trạng trên, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng cho biết, cần phải hoàn thiện lại hệ thống thoát nước cho toàn thành phố. Tiếp tục đẩy nhanh dự án vay vốn ADB để làm dự án thoát lũ cho khu đô thị, cải tạo một số hồ điều hòa và xây dựng trạm bơm.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về việc quản lý hệ thống thoát nước. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang triển khai đề án xây dựng hệ thống thoát lũ cho hồ Kẻ Gỗ và vùng phụ cận, nếu hoàn thành sẽ giúp khắc phục được việc ngập lụt cho thành phố.

Tình trạng ngập cục bộ kéo dài trong thời gian qua vẫn chưa có phương án khắc phục 

Ngoài ra, tình trạng ngập lụt tại Trung tâm đô thị mới Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh) gây bức xúc dư luận trong thời gian qua cũng được đại biểu thay mặt cho cử tri chất vấn tại kỳ họp. Về nội dung này, trả lời ý kiến của đại biểu, ông Hà cho rằng do khu vực này là vùng trũng, rốn lũ của huyện Kỳ Anh.

Nguyên nhân được chỉ rõ là do đầu tư hạ tầng thoát nước chưa đồng bộ, hiện nay một số tuyến đường chưa có mương thoát nước. Bên cạnh đó, do hệ thống kênh nhà Lê hiện nay bị hạn chế dòng chảy. Về giải pháp khắc phục, ông Hà cho biết địa phương đang triển khai dự án 400 tỷ nhằm nạo vét khơi thông tuyến kênh này. Ngoài ra, cần tiếp tục đầu tư hệ thống mương thoát nước tại Trung tâm đô thị mới Kỳ Đồng một cách đồng bộ hơn.

 

 

Ngọc Ấn 

(Phóng viên khu vực Bắc miền Trung) 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline