Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Xác định nguyên nhân khiến bãi biển Cửa Lò bị nhuộm đen bởi mùn biển

Thứ năm, 09/02/2023 20:02

TMO - Ngành chức năng tỉnh Nghệ An xác định, nguyên nhân khiến hơn 1 km bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) bị nhuộm đen bởi lớp mùn dày đặc là do các loại vỏ cây từ thượng nguồn trong các đợt mưa lũ vừa qua theo sông đổ về biển, sau đó bị sóng đánh dạt vào bờ tạo thành lớp mùn đen kịt.

Chiều ngày 9/2, trao đổi với PV Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, ông Phan Công Đối, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Cửa Lò (Nghệ An) cho biết, nhiều ngày qua, bãi biển Cửa Lò bị mùn đen xâm nhập, ngành chức năng đang tập trung chỉ đạo xử lý.

Toàn cảnh bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) bị nhuộm đen bởi lớp mùn dày đặc. 

“Mùn này thực chất là vỏ cây ở trên rừng trôi xuống, ngâm ở dưới đáy biển đến mùa nước rút sóng đánh lên, mùn này rất nhẹ và không có mùi, do bị ngâm lâu ngày nên có màu đen tạo thành một dải dọc bờ biển”, ông Đối nói.

Theo Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Cửa Lò, vào cuối năm 2022, có đợt lũ lụt trên thượng nguồn Sông Lam và sông Cấm đổ về mang theo cây, vỏ cây…, thời điểm đó, lực lượng chức năng đã tiến hành thu gom xử lý. Tuy nhiên, đối với loại vỏ cây nằm ở cách xa bờ bị đọng lại dưới đáy biển, đến khi nước rút bị sóng đánh dạt vào bờ.

Lớp mùn dày đến 20 cm, lực lượng chức năng phải tập trung để thu gom, xử lý liên tục.

Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An cũng đã tiến hành lấy mẫu mùn đưa đi xét nghiệm và đã có kết quả không ảnh hưởng đến môi trường. Đến thời điểm hiện tại, lượng mùn đen tại bãi biển Cửa Lò cơ bản đã được thu gom xử lý.

Về giải pháp, lãnh đạo Phòng TN&MT thị xã Cửa Lò cho biết, trong các đợt lũ lụt, ngành chức năng sẽ có khảo sát cụ thể và đưa ra phương án xử lý kịp thời số lượng bùn đất và các loại vỏ cây, rác thải từ thượng nguồn theo dòng sông đổ về biển.

Trước đó, khu vực bãi biển trước Quảng trường Bình Minh (Cửa Lò) xuất hiện lớp mùn dày đặc đến 20 cm, có màu đen kịt kéo dài hơn 1km dọc theo bờ biển Cửa Lò. Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Cửa Lò phối hợp với Xí nghiệp Vệ sinh môi trường thị xã Cửa Lò, huy động hàng chục công nhân cùng các phương tiện chuyên dụng để thu dọn lớp mùn đen dạt vào bãi biển Cửa Lò đưa đi xử lý.

Theo người dân địa phương, các năm trước đây, mùn đen vẫn dạt vào bãi biển, kéo theo rác thải sinh hoạt nhưng ít hơn. Trước đó vào cuối tháng 12 cũng xảy ra tình trạng này, kéo dài cả km bãi biển.

 

 

Phan Ấn

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline