Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 29/12/2024 22:12

Tin nóng

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Chủ nhật, 29/12/2024

Xác định chỉ tiêu sử dụng đất và khu vực bảo vệ môi trường trong Quy hoạch tu bổ Di tích về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ

Thứ bảy, 28/12/2024 21:12

TMO – Một trong những nhiệm vụ về lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên liên quan đến nội dung quy hoạch.

Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về mục tiêu, nhiệm vụ lập quy hoạch nhằm nhận diện, bảo tồn và gìn giữ lâu dài các giá trị hiện hữu của Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ cùng các di sản văn hóa liên quan, bảo đảm hài hòa giữa công tác bảo tồn di tích với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Hoàn chỉnh ranh giới, phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích. Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất cho khu di tích, khu dân cư và khu vực bảo vệ môi trường. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp trong khu vực lập quy hoạch.

(Ảnh minh họa)

Hình thành điểm du lịch thăm quan về nguồn đặc sắc, nơi tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng của Nhân dân ta, kết hợp với thăm quan các khu vực cảnh quan tự nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương. Đưa Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ trở thành một trong những điểm đến quan trọng trên tuyến đường kết nối thành phố Quảng Ngãi - Nghĩa Hành - Ba Tơ; tạo lập mối liên kết chặt chẽ giữa các điểm của di tích và với các tuyến du lịch khác của địa phương.

Định hướng lộ trình, các nhóm giải pháp tổng thể về quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch của địa phương; phát huy giá trị di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn hóa, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với du lịch bền vững, bảo vệ môi trường. Đồng thời, xác lập cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý để quản lý, bảo vệ di tích; thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển bền vững tại khu vực di tích; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích. Xây dựng quy định để quản lý, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan di tích và các khu vực liền kề.

Về nhiệm vụ lập quy hoạch: Cần xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên liên quan đến nội dung quy hoạch; Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích: Nhận diện đặc trưng, yếu tố cấu thành di tích; cấu trúc không gian cảnh quan, các giá trị tiêu biểu khác của di tích; những hạn chế, khó khăn và các vấn đề cần giải quyết trong Quy hoạch; Xác định quan điểm, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch;

Xác định các chỉ tiêu, dự báo phát triển của khu vực lập quy hoạch: Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và dự báo phát triển đô thị, du lịch; dự báo dân số và sức ép gia tăng dân số lên khu vực di tích; về lượng khách du lịch, nhu cầu du lịch và các dịch vụ du lịch; chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật; Xác định nội dung và định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật; Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường khu vực quy hoạch…/.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline