Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 16:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Xã hội hoá nghề rừng: Phát triển gắn với bảo tồn lâm nghiệp

Chủ nhật, 20/04/2025 06:04

TMO - Xác định rừng là nguồn tài nguyên chiến lược, Nghệ An đang đẩy mạnh xã hội hoá nghề rừng nhằm huy động đa dạng nguồn lực. Cách làm này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp mà còn đảm bảo công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển lâm nghiệp hiệu quả.

Tính đến tháng 2/2025, Nghệ An có 1.648.649 ha diện tích rừng tự nhiên, trong đó có 975.436,99 ha diện tích đất có rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 59,16 %. Theo đó, tổng diện tích diện tích rừng biến động gồm: Diện tích rừng trồng là 178.358 ha, tăng 6.936 ha so với cùng kỳ năm 2023, diện tích rừng tự nhiên là 797.078 ha, tăng 6.725 ha so với cùng kỳ năm 2023. Trong năm 2024, toàn tỉnh trồng được 22.768 ha rừng; sản xuất được hơn 43 triệu cây giống các loại và bảo vệ tốt 962.230 ha diện tích rừng hiện có.

Tỉnh đã tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với tổng nguồn thu từ các loại dịch vụ này đạt trên 197 tỷ đồng. Đáng chú ý, đến nay, Nghệ An đã có 32.630,24 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, tăng gần 32% so với năm 2023.

Công tác giao rừng gắn với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cũng đạt kết quả tích cực, với 1.714 hộ gia đình và 81 cộng đồng được giao 17.322,22 ha đất rừng, đạt 50,7% kế hoạch. Trong công tác bảo vệ rừng, ngành đã tổ chức hơn 4.550 đợt tuần tra, kiểm tra; phát hiện và xử lý 420 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp.

Diện tích rừng cơ bản được bảo vệ tốt, không xảy ra điểm nóng hay vụ việc nghiêm trọng. Ứng dụng công nghệ thông tin và ảnh viễn thám được đẩy mạnh nhằm xác định các điểm suy giảm rừng và đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý. Sự phối hợp giữa các lực lượng như Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Biên phòng, chính quyền địa phương và chủ rừng ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.

Mặc dù năm 2024, ngành lâm nghiệp tỉnh Nghệ An gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, giá cả vật tư tăng cao và thị trường tiêu thụ lâm sản thiếu ổn định. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành và bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan.

Công tác giao rừng cho người dân quản lý tại Nghệ An đạt được nhiều kết quả tích cực. 

Điều đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện toàn tỉnh có 45 doanh nghiệp chế biến gỗ, 98 doanh nghiệp sản xuất lâm sản ngoài gỗ, 10.410 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể các mặt hàng từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cùng với 3 nhà máy viên nén sinh khối. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 304 triệu USD, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 7,05%. Năm 2024, toàn tỉnh chỉ xảy ra 5 vụ cháy rừng, giảm 9 vụ so với năm 2023.

Năm 2025, ngành Lâm nghiệp Nghệ An đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm tiếp tục giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được.  Trong đó, ưu tiên hàng đầu là tiếp tục chỉ đạo công tác tuyên truyền xã hội hóa nghề rừng, góp phần bảo vệ và ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có, ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Đồng thời, đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao chất lượng nguồn giống, khai thác rừng trồng một cách hợp lý gắn với ứng dụng công nghệ trong chế biến, tiêu thụ để gia tăng giá trị sản phẩm từ rừng trồng.

Ngành cũng đặt mục tiêu triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo, tạo việc làm, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao.

Mặc dù có nhiều thuận lợi, tuy nhiên công tác bảo vệ rừng và phát triển diện tích lâm nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn trong công tác trồng rừng gỗ lớn, chế biến lâm sản, cây giống trồng rừng và đầu ra cho sản phẩm keo nguyên liệu, Nghệ An cần triển khai đồng bộ các giải pháp.

Khó khăn lớn nhất hiện nay tại Nghệ An đó là một số địa phương vẫn xảy ra tình trạng cháy rừng, khai thác rừng nhỏ lẻ; tình trạng lén lút chặt phá rừng tự nhiên, xâm lấn đất rừng vẫn còn diễn ra, đặc biệt là ở các vùng có rừng nghèo, rừng hỗn giao nứa - gỗ. Ngoài ra, tiến độ thực hiện các chương trình như trồng rừng thay thế, thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), cũng như việc triển khai các nội dung thuộc Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn chậm, gặp nhiều khó khăn.

Khai thác lâm nghiệp bền vững tạo sinh kế ổn định cho người dân cũng như các chủ rừng, doanh nghiệp…

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu số về tài nguyên rừng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rừng cũng chưa đạt tiến độ đề ra. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025, Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các cấp, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm như: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các khu vực có nguy cơ vi phạm cao, đặc biệt tại các huyện Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông và Kỳ Sơn. Chủ động triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trước mùa nắng nóng; tiếp tục kiện toàn lực lượng, phương tiện và trang thiết bị cho công tác này.

Rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch lâm nghiệp quốc gia trên địa bàn tỉnh. Tập trung ưu tiên triển khai các chính sách nhằm mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Đồng thời, chú trọng phát triển diện tích trồng rừng phục vụ kinh doanh gỗ lớn, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sử dụng của rừng. Đặc biệt, cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, khai thác hiệu quả các giá trị đa dụng mà hệ sinh thái rừng mang lại, góp phần vào phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đẩy nhanh tiến độ cập nhật hiện trạng rừng vào Cơ sở dữ liệu quốc gia; hoàn thành việc số hóa bản đồ rừng toàn tỉnh trong năm 2025. Ứng dụng công nghệ viễn thám, ảnh vệ tinh để theo dõi diễn biến rừng, kiểm soát vi phạm hiệu quả hơn.

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Nghệ An sẽ có 1.148.476 ha đất lâm nghiệp (gồm: 171.062 ha rừng đặc dụng; 370.405 ha rừng phòng hộ; 607.009 ha rừng sản xuất). Qua đó, đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc xây dựng quy hoạch đất lâm nghiệp cũng tạo hành lang pháp lý để các địa phương xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển, từ đó tạo thành phong trào thi đua sôi nổi.

Góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp theo đúng định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, đảm bảo mục tiêu duy trì tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Nghệ An ổn định ở mức 58%- 59%. Đưa ngành lâm nghiệp của Nghệ An trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

Việc xã hội hoá nghề rừng giúp Nghệ An tận dụng được sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt là người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp. Khi người dân được tham gia trực tiếp vào trồng, chăm sóc, quản lý và khai thác rừng, họ có thêm thu nhập ổn định từ rừng sản xuất và dịch vụ môi trường rừng. Điều này góp phần cải thiện đời sống, giảm nghèo, nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

 

 

Ngọc Thanh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline