Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/07/2025 21:07

Tin nóng

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Chủ nhật, 13/07/2025

Vườn quốc gia Hoàng Liên chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng

Chủ nhật, 13/07/2025 12:07

TMO - Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai).

Theo đánh giá của các tổ chức khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học rừng, Vườn quốc gia Hoàng Liên có hệ thực vật Fansipan mang đặc trưng các yếu tố thực vật á nhiệt đới và ôn đới của 3 luồng là Vân Nam - Himalaya, Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa và luồng thực vật Ấn Độ - Malaysia. Bước đầu đã thống kê được 2.847 loài thực vật có mạch thuộc 1.064 chi và 229 họ.

Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Hoàng Liên có nhiều thực vật quý hiếm, đặc hữu và nhiều loại cây dược liệu có giá trị cao. Về hệ động vật, đến nay đã thống kê được 555 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có 96 loài thú, 346 loài chim, 63 loài bò sát và 50 loài lưỡng cư. Đặc biệt, Vườn quốc gia Hoàng Liên đang bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch, nhái có ở Việt Nam.

Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là một trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong chương trình bảo tồn các loài thực vật của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2003, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. Với nguồn tài nguyên này, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng được đẩy mạnh triển khai. 

Tuy nhiên, do diện tích rừng lớn, phân bố không tập trung, địa hình chia cắt, hiểm trở, phức tạp, hạ tầng còn chưa đồng bộ... đặt ra nhiều thách thức, áp lực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ngoài ra, người dân sinh sống tại vùng đệm Vườn quốc gia vẫn giữ thói quen sống dựa vào việc khai thác lâm sản, sản phẩm phụ từ rừng phục vụ nhu cầu của gia đình...

Trước thực tế này cùng với việc triển khai các giải pháp thì chuyển đổi số được đánh giá là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó,  dữ liệu rừng và đất lâm nghiệp tại Vườn quốc gia Hoàng Liên đang quản lý đã được số hóa. Toàn bộ diện tích được cập nhật trên nền tảng bản đồ số thông qua phần mềm MapInfo, kết hợp với phần mềm theo dõi diễn biến rừng (DBR) giúp giám sát theo từng lô trạng thái... 

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. 

Hệ thống giám sát rừng bằng công nghệ viễn thám GIS đã được đưa vào sử dụng, giúp nhận diện sớm các biến động rừng, từ đó có các phương án ứng phó kịp thời. Trạm Kiểm lâm Vườn quốc gia Hoàng Liên cũng là một trong những đơn vị tiên phong của tỉnh Lào Cai triển khai hệ thống biển cảnh báo cháy rừng tự động. Với 10 biển báo được lắp đặt tại các điểm trọng yếu, hệ thống sử dụng cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió để đánh giá nguy cơ cháy rừng và xoay kim cảnh báo hoàn toàn tự động thay thế cho hình thức thủ công mất nhiều thời gian và nhân lực trước đây.

Công nghệ số còn được ứng dụng hiệu quả trong giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái. Du khách đến với Vườn quốc gia Hoàng Liên giờ đây có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về các tuyến tham quan, loài sinh vật đặc hữu hay những giá trị sinh thái nổi bật thông qua mã QR đặt tại các điểm dừng chân. Trải nghiệm được nâng cao theo hướng hiện đại, tiện lợi và thân thiện hơn với môi trường.

Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng. Đó là phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh; phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng; phần mềm bản đồ FRMS để cập nhật theo dõi diễn biến rừng; phần mềm Smartphone giúp kiểm lâm tuần tra, kiểm tra, quản lý đến từng lô rừng một cách hiệu quả. 

Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đầu tư trang bị cho mỗi kiểm lâm địa bàn 1 máy tính bảng/điện thoại thông minh có cài ứng dụng bản quyền (vTools) để hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Năm 2024, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đầu tư 12 biển cấp dự báo cháy rừng tự động, 13 thiết bị bay không người lái (Flycam). 

Thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục triển khai xây dựng các phần mềm quản lý, bản đồ số lâm nghiệp… sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống internet, các phần mềm chuyên ngành, ứng dụng công nghệ GIS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và nhiệm vụ chuyên môn được giao; tập trung ứng dụng ảnh vệ tinh, công nghệ viễn thám để hoàn thành công tác điều tra kiểm kê rừng giai đoạn 2024 - 2025.../.

 

 

Vũ Huy 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline