Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Vĩnh Phúc chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ ba, 13/08/2024 14:08

TMO - Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng từ thiên tai, hàng năm tỉnh Vĩnh Phúc đều triển khai các phương án nhằm chủ động phòng chống, sẵn sàng ứng phó qua đó hạn chế thiệt hại. 

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, phía Bắc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo đến xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên. Phía Tây Nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia tỉnh thành ba vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, trung du và miền núi. Cùng với đó, Vĩnh Phúc còn có hệ thống đầm, hồ, sông, suối nằm rải rác trên khắp các huyện, thành phố. 

Với những đặc điểm đó, Vĩnh Phúc thường xảy ra thiên tai như mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất…Đặc biệt, các trung tâm hành chính, công nghiệp của tỉnh như Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên nằm trong vùng thấp trũng, cơ sở hạ tầng phục vụ việc tiêu thoát nước chưa hoàn thiện nên tình trạng ngập lụt vẫn xảy ra hằng năm. Thông tin từ UBND tỉnh cho biết, Vĩnh Phúc ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, nhưng do nằm ở phía Tây Nam của dãy núi Tam Đảo nên Vĩnh Phúc là một trong những tâm mưa lớn của cả nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 đợt mưa lớn, dông lốc trên diện rộng ở các huyện/thành phố vào ngày 20/4/2024 và đêm 30/4/2024, làm 1 người bị thương; 12 nhà bị sập, bị cuốn trôi; 364 nhà bị hư hại; ngập úng 406,88 ha lúa và 358,84 ha hoa màu; 7.642 gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ước tính thiệt hại khoảng 151.407,42 triệu đồng. (151 tỷ 407 triệu 402 nghìn đồng). 

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó với ngập sâu do mưa lũ, hạn chế thiệt hại về người, tài sản. 

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến ngày 15/8/2024, tại Bắc Bộ có khả năng xuất hiện đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100 đến 250 mm, có nơi trên 400mm. Do vừa qua đã liên tục có mưa kéo dài, đất đã bão hòa nước, nước trên các sông, suối đang ở mức cao nên khả năng cao sẽ xuất hiện lũ trên các sông, suối, đặc biệt nguy cơ rất cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, trung du và các vùng sườn dốc, ngập lụt sâu tại các khu vực thấp, trũng, đô thị. 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 78 về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ, để chủ động ứng phó với đợt mưa lũ lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được phân công chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 75 ngày 4/8/2024; của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công điện số 5515 ngày 31/7/2024; Chỉ thị số 03 ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2024 và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh thời gian vừa qua với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai, đặt biệt là nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Trong đó, cần khẩn trương chỉ đạo rà soát kỹ các khu dân cư, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập sâu, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện kiên quyết di dời dân ra khỏi nơi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ trên địa bàn; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo "phương châm bốn tại chỗ", trong đó đặc biệt lưu ý công tác truyền thông, bảo đảm mọi người dân (nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số) nắm được thông tin về nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét; tổ chức kiểm soát, hướng dẫn giao thông trong mùa mưa lũ, nhất là việc đi lại qua các ngầm tràn, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, khu vực nước ngập sâu.

Bố trí lực lượng, phương tiện, lương thực, nhu yếu phẩm tại các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra chia cắt khi mưa lũ lớn, sạt lở đất, ngập lụt để kịp thời thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân khi có tình huống. Chủ động huy động phương tiện, lực lượng, ngân sách và các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương cần kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để được hỗ trợ theo đúng quy định.

Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn huyện Yên Lạc diễn tập thực binh hỗ trợ người dân sơ tán tài sản, tổ chức tìm kiếm người mất tích, trục vớt tài sản bị lũ cuốn trôi. Ảnh: AN 

Cùng với đó, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biễn thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, cấp có thẩm quyền chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền; kịp thời chỉ đạo Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài vận hành linh hoạt hệ thống các công trình thuộc Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc (các trạm bơm tiêu, các điều tiết, cống tiêu…) đảm bảo điều tiết hợp lý, tiêu nước đệm và bơm tiêu theo diễn biến mưa lũ kịp thời để giảm thiểu ngập úng, thiệt hại.

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chung các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh trên địa bàn tỉnh. Kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo đối với những nội dung vượt thẩm quyền, các nội dung cần thiết khác để thực hiện nghiêm, đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 78 ngày 4/8/2024 nêu trên.

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo công an các huyện, thành phố, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn chủ động phối hợp với các địa phương triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ, chủ động sơ tán sớm, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu của địa phương.

Thủ trưởng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Giao thông Vận tải theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét theo quy định, đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an toàn giao thông và kịp thời khắc phục nhanh sự cố trên các trục giao thông. Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho các cơ quan chức năng, địa phương và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó theo quy định.

Với phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả mọi tình huống thiên tai, trong đó lấy phòng tránh là chính”, năm 2023, toàn tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai, hệ thống các công trình phòng chống thiên tai cơ bản được bảo đảm an toàn, hạn chế tới mức thấp nhất về người và tài sản do thiên tai gây ra. Theo tổng hợp từ các đợt thiên tai năm 2023 tại các địa phương, toàn tỉnh không có thiệt hại về người, có 5 nhà ở và trường học bị thiệt hại dưới 30%, có 21,1ha lúa cũng bị thiệt hại dưới 30%, 110m kênh nội đồng bị vỡ.

Để chủ động ứng phó với mọi diễn biến của thời tiết nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tập trung rà soát, cập nhật kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh năm 2024 và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; xây dựng phương án trọng điểm đê điều, phương án hộ đê toàn tuyến.

Đồng thời, tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ để phục vụ hiệu quả công tác này. Cùng với đó, phối hợp nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường công tác thông tin truyền thông, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai; tập huấn công tác phòng chống thiên tai cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai các cấp; tổ chức diễn tập ứng phó lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.../.

 

 

Thu Thủy 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline