Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Vĩnh Phúc: Cây đa cổ thụ 300 năm được công nhận Cây Di sản

Thứ ba, 07/02/2023 14:02

TMO – Cây đa cổ thụ có niên đại gần 300 năm tuổi tại đình Hoa Lư, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Theo quan sát, cây đa cổ thụ có đường kính gốc khoảng 80 cm, cao trên 20 m, tán lá rộng khoảng 25m. Cây đa cổ thụ gắn liền với đời sống tinh thần người dân thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch.

Lễ gắn bia cây đa – Cây Di sản. Ảnh: D.T

Phát biểu trong buổi lễ đón bằng công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam, TS. Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh vai trò của địa phương trong việc chăm sóc cây di sản. Đây không chỉ là hoạt động trực tiếp bảo vệ cây, bảo vệ cảnh quan môi trường, mà nó còn là hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, biết trân trọng quá khứ và tự hào về truyền thống quê hương, làm tăng thêm giá trị các khu di tích lịch sử - văn hóa, tạo thêm sức hút cho du lịch, để phát triển kinh tế địa phương.

Theo người dân địa phương, đình Hoa Lư là một trong các ngôi đền thờ Danh tướng Nái Sơn - An Bình Công chúa Quý Lan, Nội thị tướng quân của Hai Bà Trưng tại Lập Thạch Vĩnh Phúc.

Trước đó (trong tháng 1 và đầu tháng 2), nhiều cây cổ thụ tại Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam và Quảng Ninh cũng được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào trồng, bảo vệ và chăm sóc cây xanh nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023. 

 

 

Phạm Dung

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline