Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/07/2025 23:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Thứ năm, 17/07/2025

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ nguồn lực phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ năm, 17/07/2025 13:07

TMO – Việc bảo đảm an ninh lương thực cần được hiểu như một phần cấu thành trong chuỗi bảo đảm thực phẩm và dinh dưỡng, giúp các quốc gia làm chủ chính sách phát triển của mình. Bên cạnh đó, cần có sự phân công và kết nối giữa các quốc gia trong việc phát huy lợi thế so sánh về các loại lương thực, thực phẩm khác nhau.

Mới đây, trong buổi tiếp các Bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phi, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam mong muốn Diễn đàn sẽ trở thành không gian cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thành công, cả thất bại, và đặc biệt là đi đến nhận thức chung trong bối cảnh hơn 800 triệu người trên thế giới đang đối mặt với nạn đói. Chưa tính đến vấn đề chất lượng hay dinh dưỡng, hiện có 2,8 tỷ người không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn lành mạnh, trong khi thế giới đang đối mặt với gánh nặng kép về suy dinh dưỡng và béo phì.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, thách thức lớn nhất hiện nay là năng lực ứng phó trước các cú sốc đến từ chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, suy thoái,…; cũng như trách nhiệm của các quốc gia trong việc đảm bảo an ninh lương thực của đất nước mình, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu qua các hình thức như xuất khẩu. Do đó, các quốc gia cần cùng nhau nâng cao nhận thức, đoàn kết, thống nhất hành động, sản xuất lương thực nhiều hơn, tốt hơn, chất lượng hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn "bốn tốt" mà Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đề ra (sản xuất tốt, dinh dưỡng tốt, môi trường tốt, đời sống tốt).

Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng việc bảo đảm an ninh lương thực cần được hiểu như một phần cấu thành trong chuỗi bảo đảm thực phẩm và dinh dưỡng, giúp các quốc gia làm chủ chính sách phát triển của mình. Bên cạnh đó, cần có sự phân công và kết nối giữa các quốc gia trong việc phát huy lợi thế so sánh về các loại lương thực, thực phẩm khác nhau. Sự tham gia điều tiết của Chính phủ vào các hoạt động thương mại tự do liên quan đến lương thực, thực phẩm để bảo vệ người yếu thế, trẻ em, và các nước đang phát triển.

Tiếp cận vấn đề an ninh lương thực cũng cần dựa trên hệ thống tổ chức sản xuất bền vững, và các chính sách hỗ trợ cụ thể để nâng cao năng suất, cải thiện sinh kế cho nông dân, đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất. "Tại Việt Nam, nơi 60% dân số sống ở khu vực nông thôn và phần lớn làm nông nghiệp, điều này càng có ý nghĩa sống còn".

Trong bối cảnh giá thành sản xuất nông nghiệp đang thấp, nếu thiếu sự hỗ trợ từ nhà nước, khu vực nông nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ nghèo đói, tụt hậu và năng suất lao động thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế mà còn làm suy yếu nền tảng ổn định xã hội và an ninh quốc gia. Do đó, các nước cần hướng tới việc hình thành một thị trường nông sản hiệu quả, với các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, để khu vực nông nghiệp có thể phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng đã chia sẻ về nông nghiệp một trong những điểm nổi bật của Chương trình OCOP tại Việt Nam là luôn gắn với xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo, có sự hỗ trợ ngân sách nhà nước, nâng cao tri thức, hiện đại hóa nông thôn. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 16.000 sản phẩm OCOP, được xếp hạng từ 1 đến 4 sao. Chính phủ đang hướng tới việc nâng tầm thương hiệu, tiêu chuẩn hóa để các sản phẩm này đạt mức 5 sao, vươn ra thị trường quốc tế, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.

Trong mô hình OCOP, người nông dân vẫn là lực lượng chủ chốt, nhưng cần gắn kết với doanh nghiệp, nhà khoa học để phát triển sản phẩm hàng hóa, chuyển giao công nghệ, giống mới, phân bón, kỹ thuật canh tác hữu cơ và sinh thái. Cùng với OCOP, nhiều vùng nông thôn của Việt Nam đang nhân rộng mô hình phát triển kinh tế du lịch từ nông nghiệp.

Chương trình OCOP góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ chế phối hợp sau khi kết thúc Diễn đàn giữa Việt Nam, FAO và các quốc gia tham dự để chuyển các cam kết thành hành động thực chất. Điều quan trọng nhất sau diễn đàn là làm gì và làm như thế nào để hiện thực hóa những sáng kiến đã nêu ra", Phó Thủ tướng Chính phủ đề xuất FAO đóng vai trò trung gian điều phối, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, cùng nhau lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao có thể cạnh tranh, hỗ trợ lẫn nhau và cung cấp cho thị trường khu vực.

Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, nhân lực, khoa học công nghệ với các quốc gia có điều kiện tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản phẩm OCOP và nền nông nghiệp bền vững; mong muốn FAO cùng các quốc gia đồng hành xây dựng một sáng kiến chung, gắn với cam kết của lãnh đạo cấp cao, để đảm bảo mọi người dân – đặc biệt là nông dân – được thụ hưởng thực chất từ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp.

Phó Thủ tướng cũng đã chia sẻ thông tin về chương trình trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, giảm phát thải CO₂ và tạo ra nguồn thu mới từ tín chỉ carbon, cũng như kinh nghiệm sản xuất các loại lúa gạo đặc sản để bảo đảm chất lượng cao, thu nhập tốt cho người nông dân. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng kêu gọi FAO và các nước tham dự Diễn đàn ký kết một thỏa thuận, cam kết chia sẻ thị trường, chuyển giao sản phẩm lương thực tốt nhất, hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở hợp tác thực chất, lấy nông dân làm trung tâm.

FAO đánh giá cao thành công nổi bật của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp – đặc biệt là chương trình OCOP. Sáng kiến này không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp địa phương, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa và phát triển thị trường mà còn mở ra cơ hội cho các nước khác học tập, chia sẻ và hợp tác. Chương trình không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn tích hợp các giá trị văn hóa, tri thức bản địa, mang lại lợi ích xã hội rộng lớn, nhất là trong trao quyền cho phụ nữ, thanh niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Việt Nam không chỉ tập trung vào sản xuất và thương mại nông sản, mà còn lồng ghép chương trình OCOP với giá trị văn hóa, tri thức bản địa, mang lại lợi ích xã hội rộng lớn cho cộng đồng. Thành công này tạo cảm hứng cho nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và phát triển nông thôn…/.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline