Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 29/06/2024 02:06

Tin nóng

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Thứ bảy, 29/06/2024

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Thứ ba, 25/06/2024 15:06

TMO - Việt Nam đề nghị WEF, các đối tác và cộng đồng doanh nghiệp tăng cường hơn nữa tư vấn, chia sẻ, hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác công tư; phát huy vai trò của những nhà tiên phong trong dẫn dắt, định hướng sự phát triển.

Theo đó, phát biểu trong Phiên khai mạc Hội nghị WEF Đại Liên 2024 vào sáng nay 25/6 tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thế giới đang bị tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ bởi 03 yếu tố chủ đạo và được định hình, dẫn dắt bởi 03 lĩnh vực tiên phong.

Cụ thể, theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, 03 yếu tố tác động, ảnh hưởng là: (Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI); Tác động, ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số; Sự phân tách, phân cực ngày càng rõ nét dưới tác động mạnh mẽ của xung đột, chiến tranh, cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế trên phạm vi toàn cầu. 03 lĩnh vực định hình, dẫn dắt, tiên phong là: (Phát triển kinh tế số; Phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trí tuệ nhân tạo và Cách mạng công nghiệp 4.0).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu trong Phiên khai mạc Hội nghị WEF.

Đây là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra "chân trời tăng trưởng mới", tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cầu, toàn dân, mọi lĩnh vực trên thế giới. Vì vậy, đòi hỏi phải có tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận mới mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện, cùng thắng, vì lợi ích tổng thể cả trước mắt và lâu dài của nhân loại.

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, thế giới ngày nay nhìn tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; về tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; về tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột. Mặc dù có những thời cơ, thuận lợi, nhưng kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức và có thể khái quát 05 đặc điểm nổi bật: Thứ nhất - Kinh tế thế giới đang chuyển đổi sâu rộng, toàn diện chưa từng có trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ hai - Phát triển bền vững, bao trùm và tăng trưởng xanh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tất cả các quốc gia và toàn thế giới. Thứ ba - Xu hướng "phân cực trong toàn cầu hóa" mở ra các cơ hội về hợp tác, liên kết kinh tế, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, đa dạng hoá thị trường, sản phẩm, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng là giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Thứ tư - Vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển ngày càng được coi trọng hơn, đóng góp chủ động, tích cực hơn trong định hình các khuôn khổ hợp tác và xu hướng phát triển mới trên toàn cầu. Thứ năm - Châu Á, Trung Quốc và ASEAN ngày càng khẳng định vai trò là động lực quan trọng, là trung tâm phát triển năng động và là một trong những đầu tàu dẫn dắt thế giới đến "Những chân trời tăng trưởng mới", những chân trời phát triển mới.

Đoàn đại biểu các nước tham dự Hội nghị.

Để hướng tới "Những chân trời tăng trưởng mới", những chân trời phát triển mới, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng, củng cố lòng tin, đề cao đối thoại, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, hợp tác và phát triển, giải quyết hiệu quả các vấn đề mang tính khu vực, toàn cầu, toàn dân dựa trên luật lệ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan; không chính trị hóa và phân biệt đối xử với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mang tính toàn cầu.

Việt Nam đề nghị WEF, các đối tác và cộng đồng doanh nghiệp tăng cường hơn nữa tư vấn, chia sẻ, hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác công tư; phát huy vai trò của những nhà tiên phong trong dẫn dắt, định hướng sự phát triển; các nước phát triển, các đối tác, doanh nghiệp, doanh nhân cần giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác với các nước đang phát triển, các nước nghèo; nhất là trong các lĩnh vực: Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia; Giúp đỡ, hỗ trợ nguồn lực, tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược (hạ tầng giao thông, hạ tầng số, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng xã hội, hạ tầng y tế, giáo dục…); Chuyển giao công nghệ tiên tiến và ưu tiên cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, Việt Nam đề nghị tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Tăng cường hợp tác, ưu tiên cho tăng trưởng, phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là giảm mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá; phối hợp đồng bộ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ tự do hoá thương mại, đầu tư; qua đó vừa góp phần kích thích tổng cầu trong ngắn hạn, vừa tác động tích cực đến tổng cung trong trung và dài hạn.

Hội nghị WEF Đại Liên 2024 diễn ra từ ngày 25-27/6 với chủ đề “Những chân trời tăng trưởng mới” có quy mô lớn thứ hai sau Hội nghị WEF Davos với sự tham gia của 1.600 đại biểu, được tổ chức với tinh thần là nơi hội tụ, kiến tạo những ý tưởng mới, các lĩnh vực mới, mô hình tiên phong, sáng tạo sẽ định hình các ngành kinh tế trong tương lai.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một trong số ít người đứng đầu Chính phủ được WEF và nước chủ nhà Trung Quốc mời tham dự Hội nghị trong hai năm liên tiếp; thể hiện WEF và Trung Quốc coi trọng vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như tầm nhìn phát triển của Việt Nam đối với nền kinh tế trong tương lai. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam quảng bá thành tựu phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, các ưu tiên, định hướng phát triển của Việt Nam.

 

 

LÊ HÙNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline