Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 08:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Vì sao tiểu thương chợ đêm Trà Vinh chưa muốn di dời sau 13 năm kinh doanh buôn bán?

Thứ hai, 27/12/2021 19:12

TMO - Ngày 29/11/2021, UBND TP. Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) ban hành văn bản 1039/TB-UBND về việc “di dời chợ đêm”. Nội dung văn bản nêu rõ về thời gian kết thúc hoạt động chợ đêm tại tuyến đường Lý Tự Trọng vào ngày 20/12/2021. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương buôn bán, kinh doanh trong chợ này chưa muốn dời đến điểm mới.

Năm 2009, Chợ đêm Trà Vinh được UBND tỉnh Trà Vinh cho phép Công ty TNHH đầu tư phát triển chợ siêu thị Việt Mai đầu tư, khai thác. Chợ có vị trí nằm ở tuyến đường Lý Tự Trọng (đoạn từ ngã tư Lê Lợi đến ngã ba đường Phạm Ngũ Lão).

Đến cuối năm 2018, chủ đầu tư (Công ty TNHH đầu tư phát triển chợ siêu thị Việt Mai) đề nghị dừng khai thác (vì hết thời gian hợp đồng). Đầu năm 2019, UBND TP. Trà Vinh có văn bản giao cho phường 1 chủ trì, phối hợp với Đội Trật tự đô thị tiếp nhận, quản lý.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh, buôn bán, các tiểu thương không chấp hành đúng quy định về thời gian mở cửa, thường xuyên lấn chiếm lòng đường, vỉa vè, lấn chiếm cổng ra vào của các cơ quan, trường học, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông, nhếch nhác mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.

Các tiểu thương chợ đêm Trà Vinh lấn chiếm vỉa hè, nhếch hác, hoạt động buôn bán không đúng thời gian quy định.

Để lập lại trật tự đô thị, Ngày 30/12/2019, UBND TP. Trà Vinh ban hành kế hoạch giải tỏa, di dời chợ đêm đến vị trí mới, phù hợp hơn. Được biết, các cơ quan chức năng TP. Trà Vinh đã tổ chức nhiều buổi làm việc, tuyên truyền vận động các tiểu thương chấp hành. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương chưa muốn chuyển đến vị trí chợ mới.

Chị Lê Thị Hương ấp Vĩnh Hưng, xã Long Ðức đã buôn bán tại chợ đêm Trà Vinh được 7 năm. Năm 2019 chị đầu tư 40 triệu đồng thuê lại hai lô ở ngã tư tuyến đường Lê Lợi để kinh doanh quần áo được tiện lợi hơn. Dịch Covid-19 xảy ra, hoạt động mua bán bị ảnh hưởng, đời sống hộ tiểu thương chợ đêm Trà Vinh giờ đây quá khó khăn. Trước Tết Nguyên đán là thời điểm người dân có nhu cầu mua sắm nhiều, do đó lượng hàng bán rất chạy.

Bà Thạch Thị Thanh, tiểu thương chuyên bán hàng giày dép, không muốn di dời về chợ đêm mới, lý do cũng giống với bà Hương, “tôi đã dành dụm nhiều năm để có được chỗ bán hàng ở đây. Giờ di dời ra xã Long Đức (điểm chợ mới – pv) như trở về quê, tôi lo lắng lắm, không biết có buôn bán được không”, bà Thanh chia sẻ.

Anh Nguyễn Ðức Trung, ở khóm 5, phường 1, TP Trà Vinh có ba lô vỉa hè buôn bán giày dép, vé số tại tuyến đường Lý Tự Trọng cho biết: “Vợ chồng tôi đã dành dụm tiền nhiều năm để thuê được chỗ bán hàng ở đây. Bây giờ, giải tỏa, di dời ra xã Long Ðức, TP Trà Vinh giống như trở về quê, tôi lo lắng quá, không biết có buôn bán được không?”.

Tương tự, hộ anh Ðặng Văn Lành (thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành) chưa muốn di dời về chợ đêm mới. Hai vợ chồng anh và em gái có ba lô vỉa hè, mỗi lô diện tích khoảng 40 m2 đủ để bố trí, bày bán ba-lô, túi xách, nón, giày dép. Tám năm qua, gia đình anh sống nhờ hoạt động buôn bán tại chợ đêm Trà Vinh.

Anh cho biết, trong buổi họp đối thoại với lãnh đạo UBND TP. Trà Vinh tại Trường tiểu học Lê Văn Tám, anh Lành có nêu vấn đề, việc hộ tiểu thương chỉ được bố trí mặt nền rộng 10,5 m2 khi di dời về điểm mới, diện tích quá chật hẹp, rất khó bày hàng hóa để người mua chọn lựa.

Ông Lê Phước Hòa (quầy hàng quần áo nam), ông Lê Hoàng Phước (quầy hàng quần áo nam, nữ), cùng quan điểm: ở đây, khách hàng đa dạng, bao gồm cả người dân, công chức, viên chức, công nhân lao động cũng có. Ở đây, chúng tôi còn có khách hàng là người ngoài tỉnh, khách du lịch đến lưu trú ở các nhà nghỉ, khách sạn gần đây. Ông Lê Phước Hòa thêm: bán cho đối tượng khách hàng này được lắm. Nhà tôi ở Long Đức, chợ đêm mới gần nhà hơn, nhưng tôi cũng không muốn di dời.

Tróng khi đó, nhiều ý kiến cho rằng việc chính quyền địa phương di dời chợ đêm là hoàn toàn hợp lý.

Bà Phan Thị Hồng Vân (ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức) cho biết: chợ đêm dời về đây, không riêng người dân chúng tôi, các em, cháu công nhân cũng rất vui mừng, nhất là thời gian gần tết Nguyên đán, công việc nhiều, công nhân thì thường phải tăng ca, không có thời gian đi mua sắm, giờ có chợ đêm ở gần thuận tiện lắm. Chị Võ Thị Bích Tuyền, công nhân Công ty VINA vui vẻ khẳng định: “dời chợ đêm về đây rất hợp ý tụi em”, tan làm, bước ra mua sắm rồi về nhà, quá thuận tiện.

Đa số lý do từ các tiểu thương đưa ra là vì thói quen, buôn bán mưu sinh, chưa đề cập đến vấn đề vi phạm quy định thời gian mở cửa, mỹ quan, trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường...

Phó Chủ tịch UBND TP. Trà Vinh, bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi cho biết: sau khi vận động, giải thích, đến nay đã có 80/91 hộ tiểu thương đồng ý đăng ký di dời về điểm chợ đêm mới. Tuy nhiên, vì gần đến tết Nguyên đán, đây được xác định là thời điểm mua sắm của mọi người. Thực hiện di dời ở thời điểm này, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của các hộ tiểu thương. Nhiều tiểu thương đã gửi đơn xin đến qua tết Nguyên đán Nhâm Dần mới di dời.

Bà Nhi cho biết thêm, việc di dời chợ đêm đã có kế hoạch từ trước đây, UBND TP. Trà Vinh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các hộ tiểu thương di dời đến chợ đêm mới, quyết tâm lập lại trật tự đô thị; đảm bảo hoạt động của các cơ quan, trường học, các cơ sở tôn giáo trên tuyến đường Lý Tự Trọng; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc chỉ đạo hoạt động chợ đêm, tạo điều kiện cho công tác quản lý chợ đi vào nề nếp, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận tiện cho việc mua bán của các hộ tiểu thương, của Nhân dân mang tính ổn định lâu dài.

Tại chợ đêm mới, với dãy phân cách có chiều dài 190m, chiều rộng 9m. Trên dãy phân cách đang trồng một số cây sao nhỏ, hoa giấy và một số cây tạp. Mặt đường 02 bên, mỗi bên rộng 7m. Tuyến đường chưa có vỉa hè, chợ đêm mới được bố trí toàn bộ trên dãy phân cách 02 đoạn dài 190m thành 02 dãy đâu lưng nhau, diện tích mỗi quầy hàng là 10,5m² (3mx3,5m) để lại mỗi bên 01m làm lối đi mua hàng; dự kiến bố trí được 124 quầy.

Theo kế hoạch của thành phố Trà Vinh, trong quá trình sắp xếp sẽ đảm bảo cho mỗi hộ tiểu thương đang kinh doanh mua bán tại chợ đêm cũ đều được bố trí tại chợ đêm mới. Việc di dời chợ đêm Trà Vinh giúp tiểu thương buôn bán ổn định, lâu dài, thể hiện quyết tâm lập lại trật tự đô thị của TP Trà Vinh và bảo đảm hoạt động của các cơ quan, trường học, cơ sở tôn giáo nằm trong khu vực gần chợ.

 

 

Văn Quang

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline