Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/07/2025 23:07

Tin nóng

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

Thứ ba, 22/07/2025

Vai trò của khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường

Thứ tư, 14/05/2025 19:05

TMO – Cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải, quan trắc, tái chế, đặc biệt là công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ sạch, công nghệ thu hồi tài nguyên và năng lượng từ rác thải.

Theo các chuyên gia, nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) về môi trường trong thời gian qua đều được thực hiện bài bản, kết hợp giữa kế thừa thành tựu trước đây và cập nhật những tiến bộ mới. Kết quả từ các đề tài nghiên cứu không chỉ đóng góp cho công tác quản lý, đào tạo mà còn cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật – đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý và quan trắc môi trường,  một loạt công nghệ xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn đã được phát triển, thử nghiệm thành công, mở đường cho việc nhân rộng và ứng dụng thực tiễn. Các công nghệ tiêu biểu bao gồm xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, hóa lý; xử lý khí thải bằng phương pháp khô và ướt; xử lý rác thải bằng nhiệt phân, đốt rác phát điện, tái chế bùn thải thành vật liệu xây dựng và năng lượng tái tạo theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong xử lý chất thải. Ảnh minh họa

Đặc biệt, nhiều thiết bị hiện đại phục vụ quan trắc đã được chế tạo trong nước, như thiết bị đo nồng độ Ozon, thiết bị đo bụi mịn PM2.5 và PM10 tích hợp cảm biến vi khí hậu. Việc sử dụng mô hình hóa và ảnh vệ tinh để xác định nguồn phát thải là một bước tiến lớn trong công tác giám sát và cảnh báo môi trường.

Về hỗ trợ xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, tính đến nay, đã có 33 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) được áp dụng trong lĩnh vực môi trường, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và kiểm soát ô nhiễm. Các nghiên cứu KHCN cũng là nền tảng quan trọng để xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới, phù hợp với thực tiễn sản xuất và nhu cầu bảo vệ môi trường.

Đối với hoạt động nghiên cứu KHCN về môi trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ Đảng và Nhà nước. Nhiều nghị quyết và chiến lược phát triển KHCN đã xác định rõ vai trò trung tâm của công nghệ trong công cuộc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại như nguồn nhân lực còn hạn chế cả về chất lượng và số lượng, thiếu các chuyên gia công nghệ có kinh nghiệm; Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nhân tài, khuyến khích đổi mới sáng tạo; Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu còn thấp, chủ yếu tập trung vào các vấn đề cấp bách mà thiếu nghiên cứu chuyên sâu, dài hạn; tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn chưa cao. Nhiều đề tài mới chỉ dừng ở mô hình thí điểm, thiếu sự liên kết với doanh nghiệp để thương mại hóa công nghệ. Ngoài ra, còn tồn tại các vấn đề như cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, thiếu hệ thống dữ liệu khoa học số hóa và hợp tác quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng.

Các chuyên gia kiến nghị, cần tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn cho xây dựng chính sách quản lý môi trường, cập nhật các xu hướng mới như kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon và công nghệ số trong quản lý môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải, quan trắc, tái chế, đặc biệt là công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ sạch, công nghệ thu hồi tài nguyên và năng lượng từ rác thải.

Tăng đầu tư cho KHCN môi trường, đặc biệt là các phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm chuyên sâu; Thực hiện các dự án trọng điểm, tập trung vào công nghệ xử lý ô nhiễm, sản xuất sạch, quan trắc thông minh và số hóa dữ liệu môi trường; Thúc đẩy liên kết giữa nhà quản lý – nhà khoa học – nhà đầu tư – doanh nghiệp, biến các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm, dịch vụ thực tiễn; Tạo cơ chế tài chính linh hoạt, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu thử nghiệm, hướng tới các giải pháp có tính ứng dụng và thương mại hóa cao.

Các chuyên gia cho rằng, KHCN không chỉ là nền tảng quan trọng trong quản lý và xử lý ô nhiễm mà còn là chìa khóa mở đường cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng. Do đó, cần đột phá trong đầu tư, chính sách và hợp tác nhằm đưa kết quả nghiên cứu đi từ phòng thí nghiệm tới thực tế, góp phần kiến tạo môi trường sống xanh, sạch và an toàn cho cộng đồng…/.

 

 

THANH BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline