Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 12:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Vai trò của công nghệ trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Thứ sáu, 18/02/2022 17:02

TMO - Ứng dụng công nghệ nói chung và công nghệ thực tế ảo nói riêng trong việc tái hiện di tích lịch sử hay các danh lam thắng cảnh là hướng đi đúng đắn, hiệu quả và giúp bảo tồn, phát huy giá trị di sản, cũng như mang đến các hình thức du lịch mới.

Trên thế giới, công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality-VR) đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được dự báo sẽ trở thành một xu hướng mới. Đối với lĩnh vực di sản, ứng dụng công nghệ VR trong việc tái hiện, phục dựng các di tích, thắng cảnh đến nay không còn quá mới mẻ. Hầu hết các di tích lớn như: đấu trường La Mã, các lăng tẩm Ai Cập cổ đại, cố đô Nara (Nhật Bản), Đại Minh cung (Trung Quốc), cung điện Al Azem Palace (Damascus, Syria) đều đã ứng dụng công nghệ này.

Phục dựng cung điện Thăng Long thời nhà Lý được phục dựng 3D. Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành

Tại Việt Nam, từ năm 2011 Viện Nghiên cứu kinh thành (trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã bắt đầu nghiên cứu phục dựng bằng công nghệ 3D đối với di tích hoàng cung Thăng Long thời nhà Lý. Đến tháng 4/2021, toàn bộ chi tiết, công trình đã được phục dựng thành công, gồm 64 kiến trúc; 38 cung điện và hành lang, 26 lầu lục giác cùng tường bao, đường đi và cổng vào. Thành công này mở ra hy vọng tiếp tục phục dựng kiến trúc hoàng cung thời Đại La, Đinh-Tiền Lê, thời Trần, đặc biệt là kiến trúc Điện Kính Thiên, tòa Chính điện trong Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ.

Ngoài ra, dự án tham quan Hoàng thành Huế bằng công nghệ VR “Hue Imperial VR Centre” (thành quả của chương trình hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế với đối tác Hàn Quốc IV COM), công trình số hóa 3D đình Tiền Lệ (huyện Hoài Đức, Hà Nội)... cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới chuyên gia cũng như những người tham gia trải nghiệm.

Trải nghiệm Mộc Châu bằng công nghê thực tế ảo

Gần đây là thắng cảnh Mộc Châu được ứng dụng công nghệ VR, mang đến những trải nghiệm như thật trong một chuyến du lịch ảo với các “địa danh số”: thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng... Đây là nỗ lực rất lớn từ địa phương với mong muốn cải thiện không khí du lịch có phần ảm đạm trong thời kỳ dịch Covid-19, đồng thời cũng là cách để địa phương quảng bá các địa điểm du lịch. 

Trong bối cảnh hiện nay, khi đại dịch Covid-19 đang khiến sự di chuyển giữa các quốc gia khó khăn, ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề thì việc sử dụng công nghệ VR tạo ra các chuyến du lịch ảo đã chứng minh được sự phù hợp và hữu ích. Du khách chỉ cần ở nhà, với thiết bị hỗ trợ có chi phí thấp là hoàn toàn có thể tham gia, tương tác thực tế với điểm đến.

Chùa Một Cột được tái hiện bằng công nghệ thực tế ảo

Chưa thể so sánh những trải nghiệm thực tế từ du lịch truyền thống mang lại, tuy nhiên hình thức du lịch được hỗ trợ từ công nghệ thực tế ảo đã phần nào giảm áp lực tại các điểm đến bởi du khách không trực tiếp có mặt tại điểm đến, nhất là đối cảnh quan cũng như tác động tới môi trường.

Nước ta có hệ thống di sản, danh lam thắng cảnh trải dài với những giá trị trường tồn về kiến trúc, cảnh quan, lịch sử, văn hóa... Tuy nhiên, chưa có nhiều di sản được tái hiện bằng công nghệ VR. Điều này có thể xuất phát từ nền tảng công nghệ của Việt Nam nói chung và của các địa phương có di sản chưa phải là thế mạnh với hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, cơ sở dữ liệu đã được số hóa về di sản còn mỏng.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc bắt nhịp với xu hướng công nghệ thực tế ảo trong du lịch trên, tuy nhiên những thành công bước đầu đã chứng minh việc sử dụng công nghệ VR tái hiện di sản lịch sử hay các danh lam thắng cảnh là hướng đi đúng đắn. Trong thời gian tới, Nhà nước cần đầu tư các nền tảng công nghệ lõi mang tính xương sống, cơ bản để doanh nghiệp, xã hội, địa phương có thể dựa trên đó hoàn thiện, đồng bộ và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ; ban hành chính sách đa dạng hóa nguồn vốn, tạo điều kiện xã hội hóa nguồn tài chính cho phát triển công nghệ... 

Đồng thời, cần đẩy nhanh công tác số hóa cơ sở dữ liệu của các di sản, tạo một hệ thống dữ liệu dày dặn, chính xác, khoa học nhằm rút ngắn thời gian thu thập dữ liệu của các dự án ứng dụng công nghệ VR tái hiện di sản.

 

 

Trần Hoan

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline