Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Ưu tiên phát triển cây xanh trong quy hoạch đô thị

Thứ năm, 09/03/2023 16:03

TMO - Thời gian tới, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tập trung đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị, phát huy thành quả đạt được và định hướng phát triển phù hợp với địa phương. Phát triển cây xanh đô thị công cộng phục vụ mảng xanh đô thị, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. 

Với mật độ dân số ngày càng cao tại các đô thị cũng như tình trạng ô nhiễm từ các khu công nghiệp thì giải pháp có nhiều mảng xanh, cây xanh tại các khu dân cư và các dự án chung cư đang được xem là một trong những giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường sống cho đô thị.

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, cây xanh, mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3-3,9 độ C khi diện tích đất cây xanh đạt 20-50% diện tích đất đô thị. Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm 17-57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị có thể hấp thụ từ 40-50% cường độ bức xạ mặt trời. 

Đặc biệt, cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi trong không khí đối với những tầng trên của nhà cao tầng từ 30-60%. Trung bình 1 ha rừng hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1.000 kg CO2 và thải ra 730 kg O2 mỗi ngày. Như vậy, mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10m2 cây xanh hoặc 25m2 thảm cỏ để đảm bảo không khí trong lành cho cuộc sống.

Hệ thống cây xanh giữ vai trò quan trọng cải thiện môi trường sống cho khu vực đô thị. 

Đối với các dự án chung cư, hệ thống cây xanh giúp giảm tới 20-25% chi phí sử dụng năng lượng hằng năm cho một gia đình sống ở căn hộ chung cư qua việc điều hòa không khí; chắn gió, giảm tiếng ồn và tăng chất lượng không khí; giảm tải cho hệ thống thoát nước mưa đô thị, các thảm cây xanh làm tăng chất lượng nước các thủy vực do hấp thụ chất ô nhiễm từ nước chảy tràn bề mặt, làm giảm lượng nước tập trung vào nguồn nước mặt và tăng trữ lượng nước ngầm.

Nhận thức được tầm quan trọng trên. phát triển mảng xanh đô thị là một trong những nhiệm vụ được lãnh đạo thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) quan tâm thực hiện trong thời gian qua nhằm giữ vững danh hiệu "Thành phố du lịch sạch ASEAN", hướng đến thương hiệu “đô thị xanh”.

Thống kê cho thấy, hiện trên địa bàn thành phố Vũng Tàu có khoảng 38.070 cây xanh bóng mát (bao gồm cây xanh bóng mát trên các tuyến đường, ngõ hẻm; trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, trường học và khu dân cư). Trong đó, các loài có số lượng chiếm ưu thế là: Sao đen (8.819 cây), gừa (5.154 cây), dầu (2.850 cây), phi lao (2.085 cây), bàng (1.770 cây), bằng lăng (1.662 cây), phượng (1.313 cây), bàng Đài Loan (1.136 cây), muồng hoàng yến (1.423 cây), viết (1.110 cây) và dừa (1.022 cây). 

Thành phố Vũng Tàu tiếp tục triển khai hiệu quả đề án Phát triển cây xanh đô thị thành phố Vũng Tàu tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phát triển hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. 

Để hướng tới mục tiêu xây dựng Vũng Tàu thành đô thị xanh, đô thị sinh thái, UBND thành phố Vũng Tàu đã phê duyệt đề án “Phát triển cây xanh đô thị thành phố Vũng Tàu tầm nhìn đến năm 2050”. Theo đó, chiến lược của thành phố là bảo tồn, tôn vinh giá trị khung thiên nhiên và giá trị văn hóa đô thị, gìn giữ hình thái đặc trưng của hệ thống rừng ngập mặn trong quá trình phát triển không gian đô thị, gắn với phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra còn làm nổi bật vai trò “vành đai xanh” đô thị với vùng cửa ngõ chính vào Vũng Tàu là vùng sinh thái sông rạch ngập mặn Cửa Lấp, Long Sơn, Gò Găng và là vùng kết nối giữa 2 đô thị Vũng Tàu - Bà Rịa, kết nối giữa trung tâm hành chính của tỉnh với thành phố Vũng Tàu. 

Theo đó, có 92 loài cây xanh đô thị theo các loại hình không gian công cộng khác nhau như đường phố, công viên, vườn hoa, khu vực ven biển, khu vực công nghiệp và rừng. Đề án lựa chọn phương án quy hoạch từng phần, giữ lại hệ thống cây xanh hiện trạng, bảo vệ, cải tạo, chăm sóc hệ thống cây xanh trên các tuyến đường đã có, trồng thêm 35 cây xanh vào những đoạn đường còn thưa thớt, mở rộng, điều chỉnh vỉa hè cho phù hợp với quy hoạch giao thông đô thị, thay dần những cây không thích hợp. Trên mỗi con đường trồng một hoặc hai loại cây đặc chủng, tạo nên nét riêng về cây xanh trên mỗi ngả đường, góc phố hình thành nét đặc trưng cho thành phố Vũng Tàu.

Theo UBND thành phố Vũng Tàu, đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Vũng Tàu tầm nhìn đến năm 2050 được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2019-2025) tập trung chỉnh trang và hoàn thiện hệ thống cây xanh đô thị trên các trục đường cửa ngõ (Võ Nguyên Giáp, 30/4, 2/9, 3/2); tuyến đường quan trọng của thành phố (Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong, Hoàng Hoa Thám, Thùy Vân, Hạ Long); tuyến đường hướng biển, tuyến ven biển, công viên và không gian mở, xây dựng vườn ươm; xây dựng phần mềm quản lý cây xanh đô thị. Giai đoạn 2 (2025-2035) cải tạo cây xanh trên các tuyến đường còn lại và trồng cây xanh trên các tuyến đường mới, hoàn chỉnh hệ thống công viên, tiếp tục xây dựng mở rộng diện tích vườn ươm. Trồng thay thế cây xanh kém phát triển và không đúng chủng loại. Giai đoạn 3 (2035-2050) cải tạo, nâng cấp rừng ngập mặn Phước Cơ, ven sông Dinh và sông Cỏ May…

Với mục tiêu phấn đấu Vũng Tàu trở thành thành phố du lịch có diện tích xanh đạt tối thiểu 20m2/người, diện tích trồng cây xanh tăng từ 15,9ha lên 20-25ha, đòi hỏi cần có lộ trình và kinh tế bảo đảm để triển khai thực hiện. Ngoài ra, thành phố Vũng Tàu cũng kết hợp nguồn ngân sách Nhà nước với nguồn vốn tư nhân và các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước, trong đó chi phí từ ngân sách dự kiến tối đa khoảng 40-50% (tức là khoảng 150-180 tỷ đồng), số còn lại kêu gọi xã hội hóa.

 

 

Quang Vũ 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline